Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 14,5%

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+

* Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 14,5%.

+ Công nghiệp - xây dựng tăng 18,3% (Công nghiệp tăng 19,3%, xây dựng tăng 9%).

+ Dịch vụ tăng 7,2%.

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,5%.

+ Thuế sản phẩm tăng 8%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 4.500 USD.

- Tốc độ tăng năng suất lao động 13,5%.

- Thu ngân sách nhà nước đạt 16.068 tỷ đồng.

- Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 103.580 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất/01ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 138 - 140 triệu đồng.

- Khách du lịch 2,3 triệu lượt.

- Tỷ lệ dân số đô thị đạt 33,3%.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 87,36%; đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới: lũy kế 7 huyện (bao gồm cả TP Bắc Giang).

* Về văn hóa - xã hội:

- Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 95,2%, mức độ 2 đạt 26,6%.

- Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường của TYT xã và PKĐKKV) đạt 34,4 giường; tỷ lệ người dân có thẻ BHYT đạt 99,32%; 44% lao động trong độ tuổi tham gia BHXH.

- Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hoá 82%; Tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị 92,6%; Tỷ lệ xã có đầy đủ các thiết chế văn hóa, thể thao cấp thôn, cấp xã 88%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2021-2026) đạt 1,82%; trong đó các xã đặc biệt khó khăn còn 10%; Xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ 100% gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 78%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 34%; Tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị 2,5%; Cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 22,7%; Công nghiệp - xây dựng 46,1%; Dịch vụ 31,2%.

* Về môi trường:

- Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch (đạt quy chuẩn 01 trở lên) đạt 63,8% (trong đó thành thị 94%; nông thôn đạt 57,5%).

- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý hợp vệ sinh đạt 86,7% (thành thị 97,5%, nông thôn 80,6%).

- KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%; CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn 65,8%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý 100%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 37,7%.

* Về nội chính:

- Hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025.

- 100% các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp thuộc thẩm quyền được người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đối thoại, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả. Hoàn thành việc khởi công xây dựng 100% trụ sở công an xã./.

Cảnh báo 'bẫy' rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Hành vi mua, bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng hiện nay diễn ra rất phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tội phạm liên quan đến lừa đảo, gian lận, đánh bạc…

Cảnh báo 'bẫy' rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng- Ảnh 1.

Hiện nay việc mua bán tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo là một vấn đề đáng báo động

Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. 

Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán để thực hiện giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, sau đó rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.

Thủ đoạn của các đối tượng thường là đăng tải thông tin trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội về việc thuê, mua tài khoản ngân hàng hoặc tiếp cận với những người lao động có thu nhập thấp, người thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học, nhờ thuê mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền công với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Sau khi mở tài khoản, chủ tài khoản phải bàn giao thông tin đăng nhập Internet Banking, sim điện thoại đăng ký tài khoản, thẻ ngân hàng… cho đối tượng. 

Đối tượng sẽ sử dụng các tài khoản ngân hàng này vào các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nhận diện 5 thủ đoạn

Theo Thiếu tá Phí Văn Thanh – Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, hiện nay việc mua bán tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo là một vấn đề đáng báo động.

Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, cũng như triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn để bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân nhưng tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra và ngày càng lan rộng.

Cụ thể, các đối tượng sử dụng hàng trăm hội nhóm ở trên không gian mạng, thông qua mạng xã hội như Facebook, Telegram, Zalo... rồi đăng tải công khai các thông tin mua bán tài khoản ngân hàng. 

Với số tiền vài trăm nghìn đồng chúng có thể mua bán một tài khoản ngân hàng, bao gồm cả thẻ vật lý và sim điện thoại đăng ký cho dịch vụ Mobile Banking.

Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại lớn về mặt tài chính cho nạn nhân mà còn làm suy yếu niềm tin vào hệ thống tài chính và ngân hàng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tội phạm rửa tiền, đánh bạc và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự.

Thiếu tá Phí Văn Thanh cho biết, hiện nay có nhiều ngân hàng có những chính sách để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp người dân dễ dàng trong việc mở tài khoản. Chính vì vậy, các đối tượng phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để thực hiện hành vi mua bán trái phép các thông tin tài khoản.

Tiếp đó, các đối tượng lừa đảo sẽ tìm những người có cùng tên với tài khoản trên mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo. Chúng có thể xâm nhập thẳng vào các tài khoản facebook, hoặc gửi các đường link ở trên mạng xã hội để cài cắm các mã độc. Thậm chí gửi các mail chứa các đường link dẫn đến các web nhằm mục đích cướp tài khoản.

Cụ thể, có thể kể đến các thủ đoạn: Thứ nhất, mua bán trực tuyến. Các đối tượng lừa đảo thường tìm các tài khoản ngân hàng có sẵn trên các diễn đàn hoặc thông qua các mạng xã hội trên các web chúng đăng tải trực tiếp, hoặc tìm kiếm những người sẵn sàng bán, hoặc cho thuê tài khoản của mình thực hiện giao dịch.

Thủ đoạn thứ hai, các đối tượng có thể thuê các tài khoản ngân hàng từ những người sở hữu với mục đích tạm thời thực hiện các giao dịch trên không gian mạng. Người sở hữu tài khoản có thể không biết mục đích sử dụng thực sự tài khoản của mình.

Thủ đoạn thứ 3, tạo các tài khoản giả. Cụ thể, các đối tượng lợi dụng các giấy tờ tùy thân giả mạo, hoặc sử dụng các thông tin cá nhân bị đánh cắp, các đối tượng lừa đảo có thể mở các tài khoản ngân hàng. Những tài khoản này sau đó được sử dụng với các mục đích là thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ 4, lợi dụng các tài khoản của người thân, bạn bè, lợi dụng sự quen biết hoặc giả danh nhân viên ngân hàng đang thực hiện chỉ tiêu mở tài khoản thẻ, cần số lượng lớn, đạt thành tích tốt. Do đó, người người đứng tên mở tài khoản.

Cũng theo Thiếu tá Thanh, thủ đoạn thứ 5 là sử dụng công nghệ cao, các đối tượng lừa đảo đánh cắp danh tính của một số người dùng. Mục đích của hành động này là thu thập các video quay trực tiếp lên khuôn mặt của các nạn nhân để phục vụ cho xác thực điện tử nhằm qua mặt hệ thống của các ngân hàng.

Bằng thủ đoạn này, chúng có thể tạo tài khoản theo tên một người cụ thể. Qua đó, nạn nhân chẳng hề hay biết gì việc tạo tài khoản. Những tài khoản ngân hàng giả nhưng mà thật này sau đó được cung cấp cho phía người đã đặt mua để thực hiện theo đúng yêu cầu của bọn chúng.

'Bẫy' của các hoạt động lừa đảo

Cũng theo Thiếu tá Phí Văn Thanh, khi người dân cho thuê, hoặc bán tài khoản ngân hàng thì họ có thể gặp phải một loạt các rủi ro nghiêm trọng, không chỉ về mặt pháp lý mà còn liên quan đến tài chính, uy tín và an ninh cá nhân.

Đó là, người dùng có thể gặp rủi ro pháp lý như, theo Nghị định 143/2021/NĐCP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 88/2019 NĐ, phạt tiền 40-50 triệu đồng những hành vi như thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản, mua bán, thông tin tài khoản thanh toán từ một tài khoản cho đến dưới 10 tài khoản thanh toán chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người dùng có thể bị phạt tiền 50-100 triệu đồng về hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán; mua bán tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản trở lên mà chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thậm chí, có thể bị điều tra, truy tố về hành vi liên quan đến các giao dịch vi phạm pháp luật ngay cả khi không tham gia trực tiếp vào hoạt động lừa đảo họ vẫn có thể bị coi là đồng phạm hoặc có thể coi hành vi đó là tiếp tay cho tội phạm.

Với các đối tượng có thể bị xử lý về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin tài khoản ngân hàng. Điều này được quy định rất rõ trong điều 291 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.

Chính vì vậy, để tránh trở thành nạn nhân của các vụ việc mua bán tài khoản ngân hàng cho mục đích lừa đảo, người dân có thể áp dụng 4 biện pháp phòng ngừa: Cần có biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Không chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng, dữ liệu cá nhân với bất kỳ ai. Đặc biệt, qua số điện thoại, hoặc qua mạng xã hội.

Bên cạnh đó, cần cẩn trọng đề nghị kiếm tiền dễ dàng liên quan đến việc thuê, bán tài khoản ngân hàng. Vì, những đề nghị này thường là cái bẫy của các hoạt động lừa đảo và kiểm tra định kỳ, theo dõi sát sao giao dịch trong tài khoản ngân hàng, Sử dụng các dịch vụ bảo mật do ngân hàng cung cấp như thông báo về các giao dịch bất thường. Các giao dịch trực tuyến cần thiết phải được nhận biết bằng sinh trắc học.

Nếu người dân nếu phát hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào liên quan đến tài khoản ngân hàng của mình, cần thiết phải báo ngay cho ngân hàng và cơ quan chức năng để được kịp thời xử lý và ngăn chặn hậu quả.

Theo Chinhphu.vn

Lực lượng Dân quân biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Xây dựng Hải đội Dân quân thường trực là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Sau gần ba năm triển khai, đến nay các hải đội dân quân thường trực đã hoàn thành tốt nhiệm vụ; là “điểm tựa” để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển; góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên biển vững chắc.

Lực lượng Dân quân biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo- Ảnh 1.

Hải đội Dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang phối hợp huấn luyện bắn súng trên biển - Ảnh: VGP/ Phương Vũ

Tháng 6/2021, Kiên Giang là một trong các địa phương được chọn làm điểm thực hiện Đề án của Bộ Quốc phòng về "Xây dựng Hải đội Dân quân thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình mới". Theo đó, Hải đội Dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang có nhiệm vụ vừa trực tiếp khai thác hải sản phát triển kinh tế vừa nắm chắc tình hình trên biển, đấu tranh giữ vững môi trường hòa bình, phòng chống tội phạm, bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Đồng thời, tham gia phòng thủ dân sự, cứu hộ, cứu nạn, vận tải, tiếp tế trên biển,…

Đến nay, sau gần ba năm thực hiện, công tác xây dựng và tổ chức hoạt động của Hải đội Dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, qua đó góp phần bảo vệ bình yên chủ quyền biển đảo, đảo của Tổ quốc nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng. Hằng năm, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành rà soát, tuyển chọn lực lượng, đưa đi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức sắp xếp, biên chế hải đội và các kíp tàu chặt chẽ, khoa học, đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu trên giao, đảm bảo chất lượng. 

Cùng với việc bảo đảm vị trí đóng quân cũng như nơi trú, tránh bão cho hải đội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang cũng tổ chức tốt các nội dung huấn luyện trên bờ; trên biển; tổ chức huấn luyện ngư lưới cụ, khai thác hải sản cho các kíp tàu chặt chẽ, bảo đảm nội dung, thời gian, quân số theo kế hoạch và quy định. Nhờ đó, cán bộ, chiến sĩ Hải đội đã nắm rõ chức trách, nhiệm vụ, thích nghi với điều kiện sinh hoạt và thuần thục thao tác nghiệp vụ.

Song song với công tác huấn luyện, thực hiện phương châm "đồng hành cùng ngư dân trong phát triển sản xuất", cán bộ, chiến sĩ của các hải đội còn trực tiếp tham gia khai thác hải sản; thường xuyên thăm hỏi, động viên ngư dân khắc phục khó khăn để bám biển, đánh bắt, khai thác hải sản trong vùng biển của ta, tích cực trong tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; hỗ trợ ngư dân thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu nhớt, nhiên liệu và giúp bà con ngư dân sửa chữa máy móc khi có sự cố. Đồng thời, phối hợp Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân thực hiện nhiệm vụ trực chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Theo đồng chí Nguyễn Văn Quýt, Chính trị viên Hải đội Dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang, đến nay các tàu trong Hải đội đã phối hợp tổ chức tuần tra, quan sát, theo dõi và hướng dẫn khu vực hoạt động trên biển cho hàng nghìn lượt tàu cá của bà con ngư dân, kết hợp khai thác thủy sản và tuyên truyền pháp luật cho ngư dân. Nhờ đó thời gian qua, khi Hải đội hoạt động trên các vùng biển đều nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà con ngư dân; qua đó, giúp bà con vững tin vươn khơi, bám biển

Tìm hiểu được biết, thực hiện Đề án của Bộ Quốc phòng về "Xây dựng Hải đội Dân quân thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình mới", các hải đội dân quân thường trực được thành lập tại 6 tỉnh, thành phố (Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Đà Nẵng) đã từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị, địa phương luôn chủ động triển khai thực hiện nghiêm kế hoạch huấn luyện; làm tốt công tác phối hợp chuẩn bị và thực hành huấn luyện các nội dung cả ở đất liền, trên biển. Kết quả huấn luyện hằng năm, 100% đạt yêu cầu, trong đó có 77,7% khá, giỏi.

Trong tham gia phát triển sản xuất, các hải đội đã tổ chức trên hàng trăm lượt tàu tham gia phối hợp làm nhiệm vụ tuần tra, trực sẵn sàng chiến đấu trên biển và thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tham gia diễn tập các cấp và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Với công tác chuẩn bị chu đáo, triển khai khoa học, các hải đội dân quân thường trực đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thực hiện có hiệu quả mục tiêu, yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.

Lực lượng Dân quân biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo- Ảnh 2.

Hải đội Dân quân thường trực kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân - Ảnh: VGP/ Phương Vũ

Ghi nhận những kết quả nói trên, phát biểu tại Hội nghị rút kinh nghiệm xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm cho Hải đội Dân quân thường trực, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc tổ chức các tàu dân quân thường trực vừa sản xuất đánh bắt hải sản vừa tham gia phối hợp trực tuần tra, sẵn sàng chiến đấu, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tham gia diễn tập, làm nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU)… đã góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển, giữ vững ngư trường truyền thống và cùng các lực lượng tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, thời gian tới, để nâng cao chất lượng Hải đội Dân quân thường trực, các cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm kế hoạch huấn luyện theo quy định; xây dựng nội dung, chương trình huấn luyện cụ thể phù hợp cho từng đối tượng. 

Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện; xây dựng bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng cho cán bộ, chiến sĩ; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo gắn với chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng hiệu quả, bền vững.

Theo Chinhphu.vn

Công bố thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1187/QĐ-BGDĐT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ: Thủ tục "Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông".

Công bố thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông- Ảnh 1.

 

Trình tự thực hiện như sau

a) Thí sinh đăng ký dự thi theo các quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi; thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi (đối với thí sinh đăng ký trực tiếp); rà soát, cập nhật thông tin về kết quả học tập của thí sinh ở trường phổ thông; tra cứu thông tin từ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận diện ưu tiên theo nơi thường trú cho thí sinh (thực hiện trên Hệ thống Quản lý thi); tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT và Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng ký dự thi cho sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi chịu trách nhiệm tổ chức in, đóng dấu và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh.

Cách thức thực hiện

Cách thức thực hiện theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó: Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi đăng ký dự thi trực tuyến hoặc đăng ký dự thi trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12.

Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh đăng ký dự thi tại địa điểm (gọi là nơi đăng ký dự thi) do sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Thành phần, số lượng hồ sơ

Đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi, thành phần hồ sơ gồm:

02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

Bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) học bạ THPT hoặc học bạ giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với giáo dục thường xuyên do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp;

Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);

File ảnh (hoặc 02 ảnh 4x6 trong trường hợp đăng ký dự thi trực tiếp) kiểu căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng.

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ đăng ký dự thi gồm: 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau; Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao); 02 ảnh cỡ 4x6 cm.

Thời hạn giải quyết: Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Chinhphu.vn

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN- Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm việc với Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn - Ảnh: BNG

Ngày 23/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp, làm việc với Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân dịp Tổng Thư ký tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn Tổng Thư ký ASEAN đã nhận lời tham dự và đóng góp tích cực cho AFF, mong rằng Tổng Thư ký sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam đưa Diễn đàn trở thành cơ chế trao đổi toàn diện và bao trùm cho các quan chức chính phủ, nghiên cứu, học giả và các nhóm, giới khác nhằm tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề thời sự, chiến lược đặt ra cho ASEAN.

Nhấn mạnh ASEAN đang ở giai đoạn quan trọng, vừa thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các kế hoạch tổng thể 2025 vừa khẩn trương xây dựng các chiến lược hợp tác đến 2045, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ 3 định hướng để ASEAN tiếp tục phát huy vai trò, uy tín và khả năng thích ứng.

Đó là mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy thu hẹp khoảng cách phát triển và hợp tác tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mekong vì mục tiêu phát triển bao trùm và đồng đều, và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, tranh thủ thế mạnh và hỗ trợ của các nước dành cho tiến trình xây dựng Cộng đồng.

Trước tác động từ gia tăng cạnh tranh nước lớn, Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu đặt ra cho ASEAN là cần tiếp tục duy trì cách tiếp cận cân bằng, hài hòa, thúc đẩy quan hệ hợp tác thực chất, xây dựng lòng tin và gắn kết lợi ích, cùng đóng góp tích cực và trách nhiệm cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững.

Nhân dịp này, Bộ trưởng đánh giá cao hỗ trợ của Ban Thư ký trong nhiệm kỳ Việt Nam điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2021-2024 và mong Ban Thư ký sẽ tiếp tục phối hợp trong quá trình Việt Nam chuẩn bị và đảm nhiệm vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Anh và ASEAN-New Zealand từ tháng 7/2024.

Đánh giá cao nỗ lực của Ban Thư ký ASEAN, Bộ trưởng đề nghị Ban Thư ký cần tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò trong hỗ trợ các nước thành viên, tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo, nâng cao hiệu quả điều phối liên ngành, liên trụ cột và huy động nguồn lực cho hoạt động của Ban Thư ký.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN- Ảnh 2.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Pehin Erywan Yusof - Ảnh: BNG

Cảm ơn Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời tham dự AFF, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết sáng kiến AFF của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Tổng Thư ký ASEAN bày tỏ nhất trí với các chia sẻ của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn về xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, thịnh vượng và giữ vai trò trung tâm ở khu vực, nhấn mạnh ưu tiên trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch, coi trọng hợp tác tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mekong, hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối và đào tạo nguồn nhân lực cho các nước thành viên ASEAN.

Trong thời gian tới, Tổng Thư ký Kao Kim Hourn cũng ủng hộ quan điểm của Việt Nam về tăng cường quan hệ đối thoại sâu rộng và thực chất hơn nữa giữa ASEAN với các đối tác, đáp ứng nhu cầu và quan tâm, lợi ích của các bên.

Tổng Thư ký ASEAN cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam đối với hoạt động của Ban Thư ký, cam kết phối hợp cùng Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc và tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Anh và ASEAN-New Zealand, bày tỏ mong muốn Việt Nam và các nước thành viên ủng hộ tăng cường vai trò và năng lực của Ban Thư ký ASEAN trong thời gian tới.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Pehin Erywan Yusof nhân dịp sang Việt Nam tham dự AFF.

Theo Chinhphu.vn

Dự kiến tăng quy mô tối đa số lớp trong trường trung học phổ thông lên 50 lớp

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Theo quy định hiện hành, trường Trung học phổ thông có quy mô tối thiểu 15 lớp và tối đa 45 lớp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường trung học phổ thông sẽ có quy mô tối đa 50 lớp.

Dự kiến tăng quy mô tối đa số lớp trong trường trung học phổ thông lên 50 lớp- Ảnh 1.

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.

Tại dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sửa đổi tiêu chuẩn về quy mô của trường trung học phổ thông, theo hướng tăng lên, cụ thể: "Trường trung học phổ thông có quy mô tối thiểu 15 lớp và tối đa 50 lớp".

Theo quy định hiện hành tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, trường trung học phổ thông có quy mô tối thiểu 15 lớp và tối đa 45 lớp.

Diện tích bình quân tối thiểu cho mỗi học sinh tại các đô thị cũng được điều chỉnh theo hướng giảm xuống trong quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường trung học phổ thông. Dự thảo sửa đổi như sau: Tổng diện tích khu đất xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh; đối với các đô thị loại III trở lên (theo công nhận loại đô thị của cấp có thẩm quyền) cho phép bình quân tối thiểu 6m2 cho một học sinh. Đối với trường có tổ chức nội trú hoặc ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú, diện tích khu đất cho các hạng mục công trình phục vụ nội trú; ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú bảo đảm 6m2 cho một học sinh".

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 13, diện tích khu đất xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh. Đối với trường có tổ chức nội trú, diện tích khu đất cho các hạng mục công trình phục vụ nội trú bảo đảm 6m2 cho một học sinh.

Trường có tối thiểu 05 phòng học bộ môn

Dự thảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu như sau: Phòng học, bảo đảm tối thiểu số lượng 0,6 phòng/lớp; được trang bị đầy đủ: Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; bàn, ghế giáo viên; bảng lớp; hệ thống đèn và hệ thống quạt.

Phòng học bộ môn: có tối thiểu 05 phòng để tổ chức dạy học các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Căn cứ điều kiện thực tế, ghép một số phòng học bộ môn theo nguyên tắc: bảo đảm đủ chức năng của các phòng học bộ môn, có chức năng tương đồng, đầy đủ thiết bị cho mỗi môn học, bảo đảm việc bố trí thời gian, không gian để thực hiện kế hoạch và hoạt động giáo dục theo từng chức năng, bảo đảm định mức giờ dạy trên quy mô học sinh đối với các môn học.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Chinhphu.vn

ASEAN cần duy trì sự thống nhất, vai trò trung tâm

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Diễn đàn Tương lai ASEAN do Việt Nam đề xuất là sáng kiến rất kịp thời trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp hơn và những thách thức ngày nay đòi hỏi sự hợp tác đa chiều hơn, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đánh giá.

ASEAN cần duy trì sự thống nhất, vai trò trung tâm- Ảnh 1.

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi - Ảnh: VGP/Quang Thương

Sáng kiến trên được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lần đầu công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Jakarta tháng 9/2023 nhằm trao đổi các ý tưởng và sáng kiến hợp tác thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững và lấy con người làm trung tâm trong khu vực.

Trước nhiều thách thức đa chiều, ASEAN cần điều chỉnh chiến lược và cách tiếp cận để phát triển khả năng phục hồi, thích ứng với những thách thức ngày càng gia tăng. Đây chính là ý nghĩa của Diễn đàn Tương lai ASEAN.

"Indonesia mong muốn ASEAN duy trì sự thống nhất, vai trò trung tâm của mình trong bối cảnh năng động của khu vực và toàn cầu cả ở hiện tại và tương lai. Vì vậy, Indonesia ủng hộ sáng kiến của Việt Nam và mong muốn được tham gia Diễn đàn", Đại sứ Denny Abdi khẳng định.

Theo ông Denny Abdi, ASEAN đã duy trì hợp tác trên cả 3 trụ cột: An ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và biến thách thức thành cơ hội trên nhiều phương diện. Chẳng hạn như trong thời kỳ đại dịch, ASEAN đã rất thích ứng, sử dụng các nền tảng kỹ thuật số để duy trì các hoạt động và hợp tác đi đúng hướng. Diễn đàn Tương lai ASEAN do Việt Nam tổ chức sẽ tăng thêm giá trị cho quá trình này, quy tụ tất cả các bên liên quan một cách toàn diện.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các quốc gia thành viên, ASEAN sẽ đóng vai trò lớn hơn, đề cao bản sắc, các giá trị cốt lõi của mình để bảo đảm hòa bình, ổn định không chỉ cho các quốc gia thành viên mà còn cho châu lục và toàn cầu.

Thời gian tới, ASEAN phải nỗ lực hết sức để giữ vai trò dẫn dắt các động lực khu vực. Vai trò này của ASEAN rất quan trọng để bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực có thể được duy trì.

ASEAN được phát triển dựa trên các giá trị cốt lõi, trong đó chú trọng tới sự nhất quán và đáng tin cậy, đề cao Hiến chương ASEAN, luật pháp quốc tế cũng như ứng phó với các thách thức trong tương lai; thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan; quan hệ đối tác và hợp tác, thông qua đối thoại và hợp tác.

"Thông qua việc theo đuổi những giá trị cốt lõi, chúng ta có thể duy trì sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng", Đại sứ chia sẻ.

Việt Nam tích cực tham gia thảo luận, thúc đẩy sáng kiến trong ASEAN

Đề cập tới nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN, Đại sứ cho biết, kể từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã rất tích cực tham gia thảo luận và thúc đẩy nhiều sáng kiến của khối.

Thời gian vừa qua, Việt Nam tiếp tục để lại nhiều dấu ấn ngoại giao ý nghĩa tại các diễn đàn đa phương thông qua việc đóng góp tích cực vào các vấn đề như biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, trao quyền cho phụ nữ, hòa bình và an ninh, thương mại và công nghệ cao.

Việt Nam cũng đã cử sĩ quan tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan, Abyei. Cùng với Indonesia, Việt Nam cũng là đối tác của Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch, xanh.

Đại sứ Denny Abdi đánh giá cao chính sách đối ngoại "độc lập, tự cường" của Việt Nam, cho rằng đây là nền tảng để Việt Nam hội nhập toàn cầu sâu rộng và phù hợp với các nguyên tắc trong Hiến chương ASEAN, bao gồm: Tôn trọng độc lập, chủ quyền; trách nhiệm tập thể trong việc tăng cường hòa bình, an ninh và thịnh vượng; tôn trọng các nền văn hóa khác nhau trên tinh thần thống nhất trong đa dạng.

Quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu đã mang lại những đóng góp tích cực cho ASEAN. Việt Nam trở thành đối tác tin cậy cho phát triển và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu, Đại sứ Denny Abdi chia sẻ./.

Theo Chinhphu.vn

Tích cực tháo gỡ 3 "điểm nghẽn" đối với phát triển giáo dục mầm non

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Tích cực tháo gỡ 3 "điểm nghẽn" đối với phát triển giáo dục mầm non là nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; nhân lực đội ngũ giáo viên; tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…

Tích cực tháo gỡ 3 "điểm nghẽn" đối với phát triển giáo dục mầm non- Ảnh 1.

 

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 22/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Thông báo nêu: Đảng và Nhà nước luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, với quan điểm xuyên suốt: con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và động lực cho phát triển. Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Xây dựng, phát triển con người cần phải đặt nền móng từ những năm đầu đời.

Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp

Trong những năm qua, giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp, đến tất cả các xã, phường, thôn bản trên cả nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ tới trường. Việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm (tăng cả về số lượng, chất lượng) thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, của ngành giáo dục cũng như các cấp, các ngành liên quan. Các chính sách của Chính phủ như: hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ trẻ mầm non là con em công nhân... đã góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Tuy nhiên, nhận thức của xã hội về giáo dục mầm non và tầm quan trọng của giai đoạn phát triển đầu đời còn nhiều hạn chế. Giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học còn chậm được khắc phục; năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non còn hạn chế đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, và vùng đồng bào dân tộc; các chính sách hỗ trợ cho trẻ em chậm đổi mới và trên cơ sở bảo đảm quyền trẻ em; chương trình giáo dục mầm non chưa được đổi mới theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Trước nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục mầm non cần được đổi mới để đáp ứng yêu cầu. Trong đó, mục tiêu là tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non; đặc biệt là cần có cơ chế huy động nguồn lực và các điều kiện để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29) đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Nghị quyết ngày 01 tháng 02 năm 2021 tiếp tục khẳng định định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là: "Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài".

Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã đề ra mục tiêu đến năm 2030: "Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi".

Do đó, phải tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non để tiếp tục hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo và phục vụ cho sự phát triển đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đổi mới giáo dục mầm non phải phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá  

Thực hiện đổi mới giáo dục mầm non phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển thời đại, phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước. Đổi mới giáo dục mầm non phải được đặt trên nền đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận tổng thể, bao trùm, có tính toàn diện, toàn dân, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới phải phù hợp với vai trò, vị trí của giáo dục mầm non, để đào tạo và phát triển toàn diện con người trong tương lai.

Cần rà soát, có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách, cách huy động và phân bổ nguồn lực để tạo nên bước đột phá cho sự phát triển giáo dục mầm non thời gian tới, nhất là các chính sách về thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng và vấn đề xã hội hoá. Tích cực tháo gỡ 3 "điểm nghẽn" đối với phát triển giáo dục mầm non là nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; nhân lực đội ngũ giáo viên; tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…; có cơ chế, chính sách huy động nguồn nhân lực cho giáo dục mầm non (chính sách về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; chính sách thu hút giáo viên mầm non...), đặc biệt quan tâm các chính sách phát triển các cơ sở giáo dục mầm non theo phương thức đối tác công tư.

Để tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục mầm non tương xứng với vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi và Nghị quyết về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non một cách kỹ lưỡng, chất lượng và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Hồ sơ cần phải có tổng kết quá trình thực hiện, báo cáo tóm tắt, dự thảo sản phẩm và trong đó lưu ý: làm rõ căn cứ chính trị, pháp lý của việc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành 02 Nghị quyết của Quốc hội; đánh giá thực trạng hiện nay và tác động của các chính sách; có tổng kết quá trình thực hiện và tính toán nhu cầu các nguồn lực về đội ngũ, cơ sở vật chất (số liệu đầy đủ, rõ ràng, có cơ sở); rõ nội hàm đổi mới; đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn; quy định rõ trách nhiệm của Quốc hội, của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp tục chỉ đạo nội dung này;

Các Bộ, cơ quan có liên quan và địa phương căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp phần đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non 

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn; tiếp tục thực thi đầy đủ và có hiệu quả cơ chế, chính sách và các nhiệm vụ theo các quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước để thu hút nguồn lực, đầu tư phát triển giáo dục mầm non tại địa phương; rà soát, nghiên cứu và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn đối với giáo dục mầm non tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Quan tâm bố trí ngân sách đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn đầu tư công và các nguồn lực khác để xây dựng bổ sung, sửa chữa, cải tạo thay thế phòng học tạm, bán kiên cố bảo đảm an toàn cho trẻ, giáo viên, đặc biệt những khu vực thường xuyên có thiên tai, bão lũ; ưu tiên bố trí kinh phí cho phát triển giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu huy động trẻ em tới trường và để thực hiện mục tiêu phổ cập; sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cho đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Theo Chinhphu.vn

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chỉ thị nêu rõ: Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề quan trọng để phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024.

Tuy nhiên, là một nước đang phát triển, có nền kinh tế đang chuyển đổi, độ mở lớn, nên nước ta đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức nhất là các yếu tố bên ngoài. Trong nước, vấn đề tỷ giá, áp lực lạm phát có xu hướng tăng; hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; các thị trường tài chính, tiền tệ cần theo dõi kỹ lưỡng, có giải pháp phù hợp để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả cung ứng vốn cho nền kinh tế…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, góp phần thực hiện nhất quán định hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, chú trọng an sinh xã hội; tranh thủ tận dụng tối đa thời cơ, thuận lợi, nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, nỗ lực vượt qua thách thức để thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng, kiểm soát lạm phát; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan, địa phương) căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế, các đối tác lớn, nhất là chính sách về tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư… Nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá, nhất là đối với xăng, dầu, các hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cập nhật, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương án, kịch bản chỉ đạo, điều hành phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, Hydrogen...

Bộ Tài chính tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là đối với các dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới…; triệt để và cương quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách.

Thúc đẩy và kiểm soát phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; chủ động thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp, công cụ can thiệp điều hành thị trường vàng trong nước để bảo đảm thị trường vàng cạnh tranh lành mạnh, hoạt động ổn định, công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường, khắc phục ngay, hiệu quả tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế ở mức cao. Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng. Đồng thời điều tiết kịp thời, hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, người dân.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng quy định pháp luật về đầu tư công.

Quyết liệt giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm, đẩy nhanh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hằng tháng báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA

Bộ Tài chính chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thanh, quyết toán, kiểm soát chi để đơn giản hóa, rút ngắn thời gian, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục theo dõi, kịp thời hướng dẫn triển khai tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, thủ tục liên quan đến khai thác mỏ vật liệu xây dựng, đảm bảo cung ứng đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình giao thông trọng điểm, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam.

Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung đổi mới quản trị, tăng cường nghiên cứu phát triển, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động; đồng thời đẩy mạnh đầu tư phát triển, nhất là các dự án có quy mô lớn, hiệu quả và có sức lan tỏa cao.

Phát triển thị trường trong nước, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Các bộ, cơ quan, địa phương chú trọng phát triển thị trường trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng trên địa bàn, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử.

Đồng thời, khẩn trương triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cam kết trong các FTA đã ký kết; đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA mới. Thông tin kịp thời cho doanh nghiệp về việc điều chỉnh các chính sách, quy định của các nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê,...

Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.

Tập trung xử lý, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý, mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực để tăng cường thu hút đầu tư toàn xã hội, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc.

Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5 năm 2024 việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm tiền thuê đất, mặt nước.

Bộ Công Thương chủ động có các biện pháp theo thẩm quyền và quy định để đảm bảo cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, tuyệt đối không để thiếu điện, thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay; chủ động có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế hiệu quả, khả thi, kịp thời; thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các giải pháp cụ thể phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Tiếp tục chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan và các địa phương ven biển đẩy mạnh triển khai các giải pháp về chống khai thác IUU.

Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội

Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; quan tâm hỗ trợ kịp thời người có công, đối tượng chính sách; tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát", hoàn thành mục tiêu đề ra trên cả nước trong năm 2025.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai hiệu quả các giải pháp phát triển thị trường lao động; chú trọng đào tạo ngành nghề mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Tập trung hoàn thiện thể chế, triển khai quyết liệt, hiệu quả các quy hoạch

Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, nhất là Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở… bảo đảm chất lượng, tiến độ.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày 30 tháng 4 năm 2024 đối với: (i) cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn; (ii) cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu; (iii) cơ chế, chính sách phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ theo đúng chỉ đạo tại Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2024.

Khẩn trương trình Chính phủ Nghị định mới thay thế các Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu trong tháng 5 năm 2024.

Triển khai quyết liệt, hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII bảo đảm vững chắc cung ứng đủ điện cho quốc gia và các vùng, miền theo dự báo nhu cầu hàng năm.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản; mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc, trình Chính phủ trong tháng 4 năm 2024 trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tiếp tục xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành việc định giá các ngân hàng bắt buộc và phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, trình Chính phủ xem xét, quyết định

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung triển khai xử lý đối với các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế

Bộ Quốc phòng thực hiện tốt công tác dự báo, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ.

Bộ Công an chỉ đạo bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, hoạt động của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm hình sự, ma túy; đẩy nhanh tiến độ công tác điều tra các vụ án do Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung chỉ đạo; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan báo chí làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin, tạo khí thế, truyền cảm hứng cho người dân, doanh nghiệp; kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động; thông tin phản hồi kịp thời những vấn đề dư luận quan tâm; triệt phá, gỡ bỏ, ngăn chặn các thông tin xấu, độc, sai sự thật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm. Tăng cường thông tin đối ngoại, vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ giao các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực được phân công, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Chỉ thị này và xử lý vướng mắc theo thẩm quyền./.

Theo Chinhphu.vn

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 15-19/4/2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 15-19/4/2024.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 15-19/4/2024- Ảnh 1.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 15-19/4/2024.

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 17/4/2024 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 04 năm 2024.

Tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Trong đó, Chính phủ lưu ý, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người dân, doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích hoạt động sản xuất trong nước, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và thúc đẩy 03 động lực chủ yếu góp phần tăng trưởng kinh tế: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.

Chương trình hành động nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới 

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 về Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

Chương trình hành động thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chính phủ trong tình hình mới, cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo nêu tại Kết luận số 57-KL/TW; là căn cứ để 100% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả. 

Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo. 

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt; tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, khoa học, hiệu quả, các nhà máy điện vận hành an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa sự cố, bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2024 và các năm tiếp theo.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo Nghị định, nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường; Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền.

Mức hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia BHYT khi thực hiện nhiệm vụ

Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. 

Trong đó, Nghị định quy định mức hỗ trợ cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế được quy định như sau:

- Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

- Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. 

Nghị định nêu rõ: Khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ. Việc xác định khu vực biển để lấn biển đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại điểm a, b và d khoản 2 Điều 190 Luật Đất đai năm 2024.

Quy định mới về thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô

Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Trong đó, Nghị định số 41/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định 65/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 (được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1, Điều 2 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 và điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27/9/2022) về thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô. 

Quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ 

Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Nghị định quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hoạt động xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng số hóa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tiến tới phi giấy tờ trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, dần tiến đến chấm dứt việc yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan.

Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030”.

Mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Công nhận thành phố Sông Công (Thái Nguyên) là đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 công nhận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại II. 

Theo Chinhphu.vn

Căng thẳng Iran - Israel: Kinh tế thế giới đi về đâu

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Căng thẳng Iran - Israel đang gây ra những quan ngại về tình trạng bất ổn trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là sự ổn định của thị trường tài chính và triển vọng kinh tế thế giới.

Căng thẳng Iran - Israel: Kinh tế thế giới đi về đâu- Ảnh 1.

Một cơ sở khai thác dầu của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global mới đây đã giảm mức xếp hạng dài hạn của Israel từ mức AA- xuống mức A+, sau những động thái quân sự giữa nước này và Iran, khiến căng thẳng Iran - Israel gia tăng.

Căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng tăng trưởng khu vực Trung Đông

S&P Global dự đoán tổng thâm hụt ngân sách của Chính phủ Israel sẽ tăng lên mức 8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2024, chủ yếu do chi tiêu cho quốc phòng tăng.

Triển vọng tiêu cực này phản ánh nguy cơ cuộc xung đột ở Trung Đông có thể leo thang hoặc ảnh hưởng đến nền kinh tế của Israel nhiều hơn so với dự đoán hiện tại của S&P Global.

Trước đó, hồi đầu tháng 4/2024, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã đưa Israel ra khỏi diện "theo dõi xếp hạng tiêu cực" và duy trì mức xếp hạng A+ đối với nước này, song lưu ý rằng xung đột giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza là một yếu tố rủi ro.

Hồi tháng 2/2024, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's đã giảm xếp hạng của Israel do những rủi ro xung đột.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định trong năm nay, các quốc gia ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp "tương tự như giai đoạn trước đại dịch COVID-19", trong bối cảnh bất ổn ngày càng gia tăng do cuộc xung đột ở Dải Gaza và các nền kinh tế trong khu vực thiếu cải cách cơ cấu.

Theo WB, GDP của MENA trong năm 2024 sẽ chỉ tăng 2,7%, cao hơn mức tăng 1,9% của năm 2023 nhưng thấp so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới. Dự báo, tăng trưởng GDP năm nay của các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu trong khu vực MENA sẽ đạt tốc độ chậm hơn so với năm 2022, thời điểm giá dầu cao hơn đã thúc đẩy đà tăng trưởng ở các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Trong khi đó, WB hạ dự báo tăng trưởng GDP của các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong năm 2024 xuống còn 2,8%, từ mức dự báo 3,6% được đưa ra trước đó.

Ngoài ra, WB điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng của GCC năm 2025 lên 4,7%, từ 3,8%, nhờ kỳ vọng về hoạt động mạnh mẽ của khu vực phi dầu mỏ và việc các mức cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện sẽ được giảm dần vào cuối năm nay.

Căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng ngành hàng không

Trước những diễn biến ở Trung Đông, hãng hàng không Qantas Airways cho biết đã tạm thời định tuyến lại các chuyến bay giữa Perth và London. Còn hãng hàng không Hainan Airlines cho biết đang theo dõi tình hình và đánh giá xem liệu các chuyến bay sắp tới đến Israel có thể được thực hiện bình thường hay không.

Về phần mình, hãng hàng không Air India đã hủy các chuyến bay đến và đi từ Tel Aviv đến ngày 20/4. Bình thường, hãng này vận hành năm chuyến bay hàng tuần đến Tel Aviv. Theo Flightradar 24, nền tảng Internet cung cấp thông tin chuyến bay theo thời gian thực trên bản đồ Google Maps, IndiGo, hãng hàng không giá rẻ của Ấn Độ, đã thay đổi lộ trình bay với các chuyến bay hàng ngày từ Delhi và Mumbai đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), từ chỗ bay qua Iran như trước sang bay qua Trung Á, nhưng không có thông báo chính thức về sự thay đổi này.

Cùng trong cảnh ngộ trên, hãng hàng không Arkia của Israel cho biết đang điều chỉnh lịch trình bay sau khi đã hoãn các chuyến bay đến Athens (Hy Lạp), Milan (Italy) và Geneva (Thụy Sỹ). Tình trạng đóng cửa không phận các nước cũng đang ảnh hưởng đến một số chuyến bay của hãng hàng không Fly Dubai của Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng thị trường năng lượng

Trong phiên giao dịch ngày 19/4 (theo giờ Việt Nam), giá dầu tăng mạnh sau khi hãng tin ABC News của Mỹ đưa tin cho biết Israel có thể đã tấn công đáp trả vào lãnh thổ Iran, làm dấy lên lo ngại về căng thẳng gia tăng ở Trung Đông có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu.

Vào lúc 10h sáng ngày 19/4 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI tại New York có thời điểm tăng hơn 4% lên hơn 86 USD/thùng. Mức giá sau đó giảm nhẹ, hiện giao dịch quanh ngưỡng 85 USD/thùng, tương đương mức tăng trên 3% so với giá đóng cửa ngày 18/4. Trong khi đó, giá dầu Brent tại London tăng hơn 3% lên mức hơn 90 USD/thùng.

Iran sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ và bất kỳ sự gián đoạn nào đối với khả năng cung cấp cho thị trường toàn cầu của nước này đều có thể đẩy giá lên mức cao hơn. Do đó, các thị trường đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến xung quanh eo biển Hormuz - nơi có 1/5 sản lượng dầu toàn cầu chảy qua hàng ngày.

Theo nhận định của Chủ tịch công ty dầu mỏ Lipow Oil, Andy Lipow, bất kỳ hành động quân sự nào hướng tới các cơ sở sản xuất hoặc xuất khẩu dầu ở Iran sẽ đẩy giá dầu thô Brent lên ngưỡng 100 USD/thùng và việc đóng cửa eo biển Hormuz sẽ khiến giá dao động trong khoảng 120-130 USD/thùng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Iran vẫn tiếp tục sản xuất gần 3,2 triệu thùng dầu/ngày. Iran đứng thứ 9 về sản lượng dầu thô trên toàn cầu trong năm 2023.

Các chuyên gia dự báo công suất sản xuất dự phòng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ sẽ đủ để giảm thiểu tác động nếu có bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào từ phía Iran, với điều kiện nước sản xuất lớn là Saudi Arabia không bị cuốn vào xung đột và eo biển Hormuz, tuyến vận tải dầu trọng yếu, vẫn thông suốt.

Giới đầu tư hướng đến các tài sản trú ẩn an toàn

Ngoài năng lượng, nhiều thị trường khác cũng được dự báo sẽ chịu tác động lớn từ căng thẳng Iran - Israel. Giá vàng đã chạm mốc kỷ lục 2.431,29 USD/ounce vào thứ Sáu tuần trước, sau những cảnh báo về cuộc tấn công trả đũa của Iran, và tiếp tục duy trì xu hướng tăng vào đầu tuần này, khi nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn gia tăng.

Ông Derek Halpenny, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi) tại MUFG cho biết, cho đến đầu tuần này, các loại tiền tệ trú ẩn an toàn như đồng USD, đồng franc Thụy Sĩ và yen Nhật vẫn chưa ghi nhận sự gia tăng nhu cầu sau vụ tấn công của Iran. Theo ông, sự không chắc chắn của tình hình hiện tại sẽ kiềm chế nhu cầu đổ tiền vào các tài sản trú ẩn của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi nhanh chóng nếu tình hình căng thẳng leo thang.

Trong khi đó, trên thị trường tiền kỹ thuật số, ngay sau khi cuộc tấn công của Iran xảy ra, giá bitcoin đã lao dốc mạnh, giảm hơn 10% từ khoảng 70.000 USD xuống còn 62.000 USD. Giá một số đồng tiền kỹ thuật số khác giảm tới hơn 15%. Thị trường sau đó đã phục hồi nhẹ, nhưng tính đến sáng thứ Ba (16/4), giá bitcoin vẫn giao dịch ở mức 63.500 USD.

Theo Fortune, sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh giới đầu tư lựa chọn bán bitcoin – một tài sản rủi ro, để chuyển sang các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống như vàng, trái phiếu hay USD. Các chuyên gia dự đoán tiền kỹ thuật số có thể sẽ tiếp tục giảm, phụ thuộc vào diễn biến căng thẳng ở Trung Đông có leo thang hơn nữa hay không.

Rủi ro gia tăng đối với kinh tế thế giới

Trong dài hạn, nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Israel và Iran có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới, gây khó khăn cho các ngân hàng trung ương, và đe dọa hoạt động thương mại toàn cầu.

Việc giá dầu tăng cao sẽ khiến quá trình kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương trở nên khó khăn hơn.

Trong bối cảnh đó, việc lạm phát nóng trở lại sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trì hoãn cắt giảm lãi suất. Việc lãi suất được duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn sẽ có thể gây thiệt hại lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong một năm có nhiều cuộc bầu cử lớn.

Neil Shearing, Kinh tế trưởng của Capital Economics nhận định: "Quyết định của các ngân hàng trung ương có thể bị ảnh hưởng nếu giá năng lượng cao hơn bắt đầu tác động đến lạm phát cốt lõi. Các sự kiện ở Trung Đông sẽ tạo thêm lý do để Fed áp dụng cách tiếp cận thận trọng hơn đối với việc cắt giảm lãi suất, dù không ngăn cản hoàn toàn việc nới lỏng chính sách tiền tệ".

Trong khi đó, các nền kinh tế lớn tại châu Á thiên về xuất khẩu như Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang tỏ ra lo ngại về tác động tiêu cực mà những diễn biến tại Trung Đông có thể gây ra cho hoạt động thương mại.

Tại Ấn Độ, các chuyên gia lưu ý rằng xuất khẩu của nước này sang châu Âu sẽ đối mặt với nguy cơ gián đoạn do căng thẳng Iran – Israel gia tăng. Giới phân tích dự báo, rủi ro cao hơn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn vận chuyển hàng hóa từ Ấn Độ đến châu Âu bằng đường hàng không. Khối lượng vận chuyển qua tuyến đường này có thể tăng từ 10-15%, kéo theo sự gia tăng chi phí hậu cần và bảo hiểm.

Các nhà xuất khẩu chè và gạo basmati của Ấn Độ hiện đang lo ngại căng thẳng địa chính trị có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hai mặt hàng quan trọng này. Iran hiện là khách hàng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ, khi đã nhập khẩu lượng gạo trị giá 598 triệu USD trong 11 tháng đầu năm ngoái. Cả Israel và các quốc gia lân cận khác cũng đều là những quốc gia tiêu thụ gạo basmati hàng đầu. Do vậy, nếu xung đột lan rộng trong khu vực, xuất khẩu của Ấn Độ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Còn tại Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu mới đây cho biết, vào thời điểm môi trường ngoại thương của nước này đang chịu áp lực từ Mỹ và châu Âu cũng như căng thẳng địa chính trị toàn cầu, xung đột leo thang ở Trung Đông có nguy cơ làm phức tạp thêm bối cảnh thương mại. Với mối quan hệ kinh tế ngày càng sâu sắc, Trung Đông đang nổi lên như một thị trường thương mại tăng trưởng nhanh chóng đối với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của các quốc gia Ảrập.

Theo Chinhphu.vn

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan- Ảnh 1.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển và sự gia tăng của thương mại điện tử, công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Số hóa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tiến tới phi giấy tờ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển và sự gia tăng của thương mại điện tử, công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành các giải pháp để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, tiếp tục nâng cao hiệu quả và sự minh bạch trong công tác hải quan và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên dự báo thời gian tới tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; ở trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng số hóa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tiến tới phi giấy tờ trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, dần tiến đến chấm dứt việc yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cấp phép, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc và kiến nghị các Bộ quản lý chuyên ngành và cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ dữ liệu với cơ quan hải quan để phục vụ thông quan hàng hóa.

Bảo đảm trang thiết bị phục vụ công tác hiện đại hóa ngành hải quan

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan bảo đảm trang thiết bị phục vụ công tác hiện đại hóa ngành hải quan, công tác kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan tại các khu vực cửa khẩu, cảng biển, hạn chế sự tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan hải quan bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường các hoạt động hợp tác, trao đổi thông tin dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đối tác thương mại chiến lược, có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào các quốc gia này và ngược lại.

Chấn chỉnh, xử lý đơn vị, công chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật, gây phiền hà, sách nhiễu

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan thường xuyên tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan hải quan các cấp; kịp thời kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý đối với đơn vị, công chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật, gây phiền hà, sách nhiễu, không kịp thời giải quyết, để vướng mắc kéo dài mà không đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, cấp phép đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế trong năm 2024: áp dụng triệt để nguyên tắc quản lý rủi ro, thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra; giảm tỷ lệ các lô hàng phải lấy mẫu để phân tích, kiểm tra; thống nhất nguyên tắc một mặt hàng chỉ do một đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra.

Nhanh chóng số hoá thủ tục xuất nhập khẩu qua biên giới

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ động phối hợp với Bộ Công an triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và nhanh chóng số hoá thủ tục xuất nhập khẩu qua biên giới, xây dựng cửa khẩu thông minh nhằm giảm thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới xây dựng quy hoạch tổng thể khu vực cửa khẩu biên giới đất liền trên cơ sở các Quyết định quy hoạch cửa khẩu trên các tuyến biên giới đất liền Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện bố trí các khu vực nhà kiểm soát liên hợp, địa điểm làm việc cho các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tạo điều kiện hiện đại hóa công tác quản lý chuyên ngành và các hoạt động thương mại, logistics tại cửa khẩu; không để xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa, phương tiện, gây mất trật tự an toàn, an ninh trên địa bàn.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật; đặc biệt là nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, bảo đảm an toàn trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia; kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo Chinhphu.vn

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam lần 2

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam lần thứ 2 (2024) vừa chính thức được phát động. Giải thưởng này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghiệp nội dung số Việt Nam vươn ra toàn cầu, đóng góp những giá trị cao cho kinh tế số nước nhà.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam lần 2- Ảnh 1.

Họp báo công bố Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 - Ảnh: VGP/HM

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) tổ chức.

Theo TS. Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng, bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ năm 2023, năm nay, Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8 - giải thưởng Nhà sáng tạo nội dung số truyền cảm hứng.

Đây là hạng mục giải thưởng mới để vinh danh doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực cho lĩnh vực sáng tạo nội dung số và nhận được nhiều sự yêu mến của công chúng, được cộng đồng bình chọn thông qua hệ thống bình chọn Online trên cổng thông tin chính thức của Giải thưởng.

Tên các hạng mục giải thưởng dành cho tác phẩm/sản phẩm nội dung số năm nay cũng đã được điều chỉnh để làm rõ hơn và mở rộng phạm vi cho các sản phẩm tham gia Giải, bao gồm: video/phim ngắn xuất sắc; video/phim quảng cáo xuất sắc; sản phẩm nội dung số lĩnh vực giáo dục xuất sắc; nhóm hạng mục dành cho phim hoạt hình với phim hoạt hình xuất sắc, kịch bản hoạt hình xuất sắc và bộ nhân vật hoạt hình (Animation IP) xuất sắc.

Tiêu chí đánh giá các sản phẩm nội dung số cũng tập trung khuyến khích yếu tố sáng tạo và độc đáo.

PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo của Giải thưởng cho biết, Giải thưởng sẽ là cú huých quan trọng không chỉ đối với những người làm nghề chuyên nghiệp mà cả những người không chuyên cũng có thể tham gia. Điều này sẽ mang lại sự phong phú với nhiều sản phẩm nội dung tốt.

Theo Ban tổ chức, thời gian nhận hồ sơ tham dự: từ ngày 20/4/2024 đến hết ngày 8/8/2024. Lễ công bố kết quả và trao giải (dự kiến) tháng 9/2024 tại Hà Nội. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin Giải thưởng tại: https://dcca.org.vn/huong-dan-nop-ho-so-vca-2024.

Theo Chinhphu.vn

Boeing tiến hành đợt mua nhiên liệu hàng không bền vững lớn nhất từ trước đến nay

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Tập đoàn Boeing mới thông tin sẽ mua vào 9,4 triệu gallon (tương đương 35,6 triệu lít) nhiên liệu hàng không bền vững pha trộn nhằm hỗ trợ các nghiệp vụ thương mại của Tập đoàn tại Hoa Kỳ trong năm 2024, nhằm giảm lượng phát thải carbon và góp phần hỗ trợ phát triển nguồn cung ứng nhiên liệu trên toàn cầu.

Boeing tiến hành đợt mua nhiên liệu hàng không bền vững lớn nhất từ trước đến nay- Ảnh 1.

Boeing tiến hành thương vụ mua nhiên liệu hàng không bền vững lớn nhất từ trước đến nay.

Nhiên liệu pha trộn, với tỉ lệ 30% là nhiên liệu SAF được sản xuất từ phụ phẩm như mỡ động vật, dầu ăn, mỡ bôi trơn, và 70% là nhiên liệu máy bay thông thường, sẽ hỗ trợ chương trình Boeing ecoDemonstrator và những chuyến bay thương mại của Boeing tại Hoa Kỳ.

Ông Ryan Faucett, Phó Chủ tịch mảng Môi trường bền vững tại Boeing cho biết: "Boeing luôn chú trọng đến tính an toàn và chất lượng của sản phẩm, cũng như ưu tiên cho tính bền vững. Nhiên liệu hàng không bền vững đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm lượng phát thải carbon của ngành hàng không. 

Khoảng 20% nhiên liệu được Boeing sử dụng là nhiên liệu SAF pha trộn, và chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng loại nhiên liệu này để thúc đẩy sự phát triển của ngành nhiên liệu SAF. Bên cạnh đó, Boeing cũng đang hợp tác, đầu tư, nghiên cứu và phát triển chính sách nhằm giúp nhiên liệu SAF trở nên phổ biến, dễ tiếp cận và có mức giá hợp lý hơn cho khách hàng là những hãng hàng không thương mại."

Nhiên liệu SAF không pha trộn hoặc nhiên liệu "sạch" có thể giảm lượng phát thải carbon lên đến 85% trong suốt vòng đời nhiên liệu, và mang lại tiềm năng lớn cho ngành hàng không thương mại trong công cuộc giảm tác động của ngành đối với khí hậu trong vòng 30 năm tới.

Boeing sẽ nhận được 4 triệu gallon (tương đương 15,1 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn được giao đến các kho chứa nhiên liệu của Tập đoàn tại khu vực tây bắc Thái Bình Dương. EPIC Fuels, công ty con thuộc Signature Aviation, sẽ cung cấp 2,5 triệu gallon (tương đương 9,5 triệu lít) nhiên liệu do Neste sản xuất, và Avfuel sẽ cung cấp 1,5 triệu gallon (tương đương 5,7 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn cũng từ Neste.

Ngoài ra, Boeing cũng sẽ mua các giải pháp giảm thiểu CO2 tương ứng với 5,4 triệu gallon (tương đương 20,4 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn thông qua quá trình kế toán book-and-claim. Book-and-claim là quá trình một công ty mua chứng nhận SAF nhằm thay thế nhiên liệu máy bay thông thường. Thay vì lưu trữ nhiên liệu tại kho chứa của Boeing, các nhà phân phối sẽ vận chuyển nhiên liệu đến những sân bay gần đó để phục vụ hoạt động của các hãng hàng không và đơn vị vận tải khác.

Thông qua nhiều đợt thu mua nhiên liệu từ chương trình book-and-claim của Boeing, EPIC Fuels sẽ cung cấp 3,5 triệu gallon (tương đương 13,2 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn sản xuất bởi Neste, trong khi đó World Fuel Services, một công ty thuộc tập đoàn World Kinect, sẽ cung cấp 1,9 triệu gallon (tương đương 7,2 triệu lít) do World Energy sản xuất.

Là tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới, Boeing phát triển, sản xuất và bảo trì máy bay thương mại, các sản phẩm quốc phòng và hệ thống hàng không vũ trụ tại hơn 150 quốc gia. Với tư cách là một nhà xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ, tập đoàn tận dụng nguồn nhân tài từ các nhà cung cấp toàn cầu để tăng cường cơ hội kinh tế, tính bền vững và tác động đến cộng đồng. 

Đội ngũ đa dạng của Boeing luôn cam kết thực hiện các phát kiến đổi mới tương lai, dẫn đầu về phát triển bền vững, và nuôi dưỡng một nền văn hoá doanh nghiệp dựa trên các giá trị cốt lõi của tập đoàn về an toàn, chất lượng và tính chính trực. 

Theo Chinhphu.vn

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sự kiện do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố và tỉnh Điện Biên.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trao quà tặng 139 đại biểu là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ có mặt tại sự kiện.

Trước cuộc gặp mặt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dâng hương, viếng các anh hùng, liệt sĩ tại nghĩa trang A1 ở thành phố Điện Biên Phủ.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 2.

Trước cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dâng hương, viếng các anh hùng, liệt sĩ tại nghĩa trang A1 ở thành phố Điện Biên Phủ - Ảnh:

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 3.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tri ân 13.836 đồng chí trực tiếp tham gia Chiến dịch

Đồng chí Đỗ Văn Chiến cho biết nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và 54 tỉnh, thành phố tổ chức gặp mặt, tặng quà, tri ân 13.836 đồng chí thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đồng chí khẳng định chúng ta "khắc cốt, ghi tâm" công lao của các đồng chí thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên mọi miền Tổ quốc đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, xông pha vào trận tuyến, đóng góp cho kháng chiến.

Điển hình như bà Lò Thị Đôi, chồng đi kháng chiến, bản thân mới sinh con nhưng vẫn lăn lộn ngày đêm vận động đồng bào Thái, Mường, Mông ở Mường Phăng gom góp, ủng hộ 9 tấn lúa, 5 con trâu cho chiến dịch, bà con nơi đây tuy còn nhiều khó khăn nhưng luôn sẵn sàng tiếp tế tất cả những gì có thể cho sở chỉ huy để đánh giặc.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 4.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến cho biết nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đã tổ chức gặp mặt, tặng quà, tri ân 13.836 đồng chí thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Ma Văn Thắng ở Thanh Sơn, Phú Thọ với dáng người mảnh khảnh mà một chuyến xe đạp thồ chở được 325 kg hàng hóa phục vụ chiến dịch.

Ông Trịnh Đình Bầm ở xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa nhà nghèo, không có xe đạp thồ, ông đóng xe cút kít để đi dân công, còn thiếu một bánh xe, ông đã kính cáo tổ tiên, gỡ bàn thờ hoàn thành chiếc xe cút kít để lên Điện Biên chở hàng hóa phục vụ chiến trường.

"Còn hàng ngàn, hàng vạn người nữa chưa thể kể tên đã hy sinh xương máu, góp công, góp sức cho Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho độc lập tự do của Tổ quốc", đồng chí Đỗ Văn Chiến xúc động.

Tại cuộc gặp mặt, các đại biểu đã xúc động nghe đại diện các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên trong quá trình tham gia chiến dịch năm xưa.

"Là người lính năm xưa, tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu, người cha của lực lượng vũ trang, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh Cả của quân đội và những đồng chí, đồng đội đã hy sinh", cựu chiến binh Bùi Kim Điều (sinh năm 1930) từ thành phố Điện Biên Phủ xúc động nói.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 5.

Cựu chiến binh Bùi Kim Điều phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Bùi Kim Điều nhập ngũ tháng 2/1952 và tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với cương vị tiểu đội phó thông tin thuộc Đại đoàn 312. Ông và các đồng đội đều xác định ý chí quyết chiến quyết thắng, dù hy sinh cũng sẵn sàng.

Đại đội của ông cũng lập nhiều chiến công, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật là người bắt sống tướng De Castries, 5 đồng chí được phong anh hùng. Đại đoàn 312 của ông được Bác Hồ tặng cờ "Quyết chiến quyết thắng", do Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn trực tiếp nhận.

Ông Dương Chí Kỳ năm nay đã 90 tuổi đời, 70 tuổi Đảng, 55 tuổi quân ngũ, hiện sống tại Quận 7, TPHCM, cho biết rất xúc động được trở lại chiến trường xưa, gặp lại và tưởng nhớ đồng đội, những thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến với "đầu trần, chân đất, áo mỏng", những người lính "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt". Ông cũng vui mừng khi sau 70 năm, Điện Biên đã thay da đổi thịt, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, ánh sáng xuống tận bản mường.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 6.

Ông Dương Chí Kỳ cho biết rất xúc động được trở lại chiến trường xưa, gặp lại và tưởng nhớ đồng đội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang, "cột mốc vàng" trong lịch sử

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết chuyển lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc sức khỏe, lời chúc mừng tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến các bác, các cô chú, các anh chị chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

"Ngày hôm nay, chúng ta bồi hồi, xúc động được gặp lại những tấm gương, hình ảnh ấy, cảm nhận tinh thần hăng hái, phấn khởi ấy từ 139 đại biểu đại diện chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến có mặt tại đây - đại diện cho những người con ưu tú của đất nước đã cống hiến sức lực, máu thịt của mình để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ - một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang và "cột mốc vàng" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta; xứng đáng được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thời đại Hồ Chí Minh. Tôi vô cùng xúc động, như được tiếp thêm động lực, truyền cảm hứng và vui mừng khi thấy các bác, các cô chú, các anh chị, mặc dù hầu hết tuổi đã rất cao nhưng vẫn khỏe, minh mẫn và tràn đầy nhiệt huyết, nhất là khi chúng ta được lắng nghe chia sẻ, tâm sự của bác Bùi Kim Điều và bác Dương Chí Kỳ, rất xúc động, đầy cảm hứng và rất yêu đời", Thủ tướng phát biểu.

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng dân tộc vĩ đại, Danh nhân văn hóa thế giới, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, tiến hành trận quyết chiến quyết thắng Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt - "Một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử dân tộc ta, non sông đất nước ta.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 7.

Những giọt nước mắt rưng rưng của các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Trong giờ phút này, chúng ta thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam anh hùng; chúng ta bồi hồi tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính mến - Người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ, những đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa; chúng ta tri ân sâu sắc đồng bào, chiến sĩ cả nước, các nước anh em, bạn bè quốc tế đã đoàn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi để góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Việt Nam trở thành ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới", Thủ tướng xúc động.

Theo Thủ tướng, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngược lại với số quân đông, hoả lực mạnh, công sự vững chắc của địch tại tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương, "một pháo đài bất khả xâm phạm", các chiến sĩ, đồng bào ta phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy, gian khổ, khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, với tinh thần "Tất cả vì mặt trận", "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả để chiến thắng", sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy cao độ với ý chí quật cường, Đảng ta đã lãnh đạo quân và dân cả nước đoàn kết đồng lòng, dồn sức người, sức của để Điện Biên Phủ trở thành chiến thắng quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân; góp phần quan trọng giành lợi thế lớn trên bàn đàm phán Hiệp định Geneve, mở ra trang mới vẻ vang cho cách mạng, cho dân tộc Việt Nam năm 1954.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 8.

Tại cuộc gặp mặt, các đại biểu cùng ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên trong quá trình tham gia chiến dịch năm xưa - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, đó là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của lương tri và phẩm giá con người, được thể hiện bằng sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường.

Đó là chiến thắng của chính nghĩa, của dân tộc Việt Nam anh hùng, của sự đoàn kết "quân với dân một ý chí", của tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, quyết chiến và khát khao chiến thắng của toàn quân, toàn dân ta, vì "không có gì quý hơn độc lập, tự do".

Đó là chiến thắng của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; trong đó có sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là các nước trên bán đảo Đông Dương.

"Chúng ta không bao giờ quên những tấm gương anh dũng, mưu trí, sáng tạo, làm rạng danh truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta như anh hùng Tô Vĩnh Diện, anh hùng Bế Văn Đàn, anh hùng Phan Đình Giót… cùng hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ, đồng bào đã kiên cường, dũng cảm không sợ hy sinh, gian khổ với tinh thần "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ", "quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

Chúng ta không bao giờ quên hình ảnh nhân dân ta từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ biển đảo đến đất liền, già, trẻ, gái, trai đều nghe theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ, ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, giết giặc lập công; hay hình ảnh của "binh chủng xe đạp thồ" với hàng nghìn chiếc ngày đêm vận chuyển trên cung đường dài gần 1,5 nghìn km, góp sức người, sức của bảo đảm điều kiện tốt nhất cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang trên tiền tuyến.

Chúng ta không bao giờ quên tinh thần hăng hái, phấn khởi của các đoàn dân công lên đường với niềm tin tất thắng; hàng vạn người ngày đêm xẻ núi, bạt rừng, mở hàng nghìn km đường giao thông vận chuyển vũ khí, lương thực cho Chiến dịch. "…Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến/ Mấy tầng mây gió lớn mưa to/ Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát/ Dù bom đạn xương tan, thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân…"", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quà tặng 139 đại biểu là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ có mặt tại sự kiện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kế thừa, phát huy tinh thần và Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng cho biết, những năm qua, với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây", Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa với tinh thần trách nhiệm, tấm lòng trân trọng và sự biết ơn sâu sắc; đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ cụ thể, thiết thực đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, những người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và nghĩa tình, trách nhiệm, tri ân sâu sắc, nhân văn.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hưởng ứng Chương trình "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc", tỉnh Điện Biên đã hoàn thành 100% việc làm nhà Đại đoàn kết cho 5 nghìn hộ gia đình nghèo và cận nghèo, thể hiện sự quan tâm sâu sắc, hưởng ứng tích cực của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, đời sống của một bộ phận thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn; nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính...

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 10.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về sự hy sinh, cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng để thúc đẩy khơi dậy lòng yêu nước, phát huy mạnh mẽ truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với lịch sử và khát vọng cống hiến cho non sông, cho Tổ quốc.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách ưu đãi người có công, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và gia đình có công với cách mạng. Quan tâm hơn nữa đến người có công có hoàn cảnh khó khăn, sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia đình người có công ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn; tích cực ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa để giúp các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, cải thiện cuộc sống; không để người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy vai trò của người có công, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng, nhất là trong sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 11.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ năm, chú trọng xây dựng và chỉnh trang không gian, cảnh quan nghĩa trang liệt sĩ bảo đảm khang trang, sạch đẹp, thể hiện sự thiêng liêng, tôn kính, để nơi đây trở thành "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng hào hùng của dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý dữ liệu thông tin, hình ảnh, kỷ vật về các anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh; xác định ADN đối với các trường hợp liệt sĩ chưa rõ thông tin, đây là việc làm hết sức ý nghĩa và Chính phủ đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho lĩnh vực này.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Điện Biên tiếp tục kế thừa, phát huy tinh thần và Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng, phát triển tỉnh Điện Biên nhanh và bền vững, giữ vững biên cương vùng Tây Bắc của Tổ quốc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Đây cũng là mong muốn và gửi gắm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nhân cuộc gặp gỡ, Thủ tướng mong muốn và tin tưởng các bác, các cô chú, các anh chị chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến sẽ không ngừng phát huy truyền thống, ý chí tự lực, tự cường, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, luôn là tấm gương sáng, sôi động; tạo động lực, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ noi theo.

"Ðã 70 năm trôi qua nhưng ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no", Thủ tướng phát biểu.

Theo Chinhphu.vn

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển- Ảnh 1.

Khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Quy định về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với khu vực biển được xác định để lấn biển

Nghị định nêu rõ: Khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ. Việc xác định khu vực biển để lấn biển đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại điểm a, b và d khoản 2 Điều 190 Luật Đất đai năm 2024.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, đưa khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển vào phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai theo khu chức năng, loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện của quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Trường hợp khu vực biển được xác định để lấn biển đã có trong quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 40 Luật Đất đai năm 2013) nhưng chưa có trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đưa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Trường hợp khu vực biển xác định để lấn biển chưa có trong quy hoạch tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Dự án đầu tư có hoạt động lấn biển đã có văn bản chấp thuận thực hiện dự án có hoạt động lấn biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 16/4/2024) thì diện tích khu vực biển được xác định để lấn biển được tổng hợp vào tổng diện tích của đơn vị hành chính; sau khi hoàn thành lấn biển, diện tích các loại đất được bổ sung các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất ghi trong dự án đầu tư có hoạt động lấn biển vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phân bổ.

Quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có hoạt động lấn biển

Nghị định quy định việc chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư có hoạt động lấn biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có hoạt động lấn biển bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Hoạt động lấn biển trong dự án đầu tư có hoạt động lấn biển được lập thành dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

Giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Nghị định quy định đối với dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển bằng nguồn vốn đầu tư công thì trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Trường hợp dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển để phát triển quỹ đất thì sau khi hoàn thành lấn biển và được nghiệm thu theo quy định, chủ đầu tư dự án lấn biển phải bàn giao toàn bộ diện tích đất lấn biển, công trình xây dựng (nếu có) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển bằng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và dự án sử dụng vốn khác thì trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất như sau:

a- Trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 5 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

b- Trường hợp giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc trường hợp được chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020 thì được áp dụng theo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

c- Trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Nghị định nêu rõ: Chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển khi nộp hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển kèm theo dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất đồng thời với giao khu vực biển để lấn biển. Chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển không phải nộp tiền sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển.

Nghiệm thu hoàn thành lấn biển

Nghị định quy định việc nghiệm thu hoàn thành lấn biển được thực hiện đối với toàn bộ hoặc từng phần diện tích đã hoàn thành lấn biển theo tiến độ của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được phê duyệt.

Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành lấn biển được quy định như sau:

a- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư. Trình tự, thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành lấn biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b- Chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển gửi văn bản đề nghị cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra công tác nghiệm thu đối với toàn bộ hoặc từng phần diện tích đã hoàn thành lấn biển theo tiến độ của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được phê duyệt;

c- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành lấn biển.

Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Việc xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai. Trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cụ thể thì việc ước tính tổng chi phí phát triển phải bao gồm chi phí lấn biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 6 Nghị định này; trường hợp tổng chi phí phát triển lớn hơn tổng doanh thu phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.

Trong thời hạn không quá 180 ngày kể từ ngày hoàn thành việc lấn biển, chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển phải lập hồ sơ đề nghị quyết toán chi phí lấn biển gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định.

Trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị quyết toán của chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết toán chi phí lấn biển và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Việc xử lý phần chênh lệch giữa chi phí lấn biển đã được quyết toán với chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển khi xác định giá đất cụ thể đối với trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư (sau đây gọi là phần chênh lệch) được thực hiện như sau:

- Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán nhỏ hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì nhà đầu tư phải nộp phần chênh lệch;

- Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán lớn hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đối với phần diện tích đất không thuộc diện tích lấn biển thì sau khi chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với phần diện tích đất hình thành từ hoạt động lấn biển, chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai và có thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành lấn biển theo quy định tại Điều 8 Nghị định này thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nghị định số 42/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Theo Chinhphu.vn

Tuyển sinh 2024: Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch, các mốc thời gian cụ thể

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học cũng như tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Tuyển sinh 2024: Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch, các mốc thời gian cụ thể- Ảnh 1.

Thí sinh và phụ huynh cần nắm chắc các mốc thời gian được ban hành

Kế hoạch được ban hành để cơ sở đào tạo, thí sinh và các bên liên quan triển khai đồng bộ, chủ động xây dựng các kế hoạch cụ thể của đơn vị, cá nhân; đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh thực hiện đúng quy định hiện hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đồng thời, đảm bảo công tác tuyển sinh năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế và các văn bản liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và cơ sở đào tạo.

Trước 17h00 ngày 19/8, các trường phải công bố điểm chuẩn

Theo kế hoạch, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT từ ngày 18/7 và được điều chỉnh nguyện vọng, không giới hạn số lần, đến 17h00 ngày 30/7.

Từ ngày 31/7 đến 17h00 ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến.

Chậm nhất ngày 21/7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm sàn với khối ngành sức khỏe và sư phạm. Thời gian xử lý nguyện vọng xét tuyển của thí sinh từ ngày 13/8 đến 17h00 ngày 17/8.

Trước 17h00 ngày 19/8, các trường phải công bố điểm chuẩn, thông báo cho thí sinh trúng tuyển đợt 1, sớm hơn so với năm ngoái 3 ngày. Đến 17h00 ngày 27/8, thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến.

Căn cứ kế hoạch được ban hành, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của cơ sở đào tạo, trong đó phải đảm bảo thống nhất với Kế hoạch chung và được công khai, minh bạch, để xã hội, cơ quan quản lý giám sát; đảm bảo công bằng đối với tất cả các thí sinh tham gia dự tuyển.

Thí sinh được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác, nhất quán, đúng thời gian để có quyết định lựa chọn theo nhu cầu. Thí sinh được cung cấp thông tin chuẩn xác, hạn chế trường hợp mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

Đối với các Sở GD&ĐT, cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trường phổ thông, các đơn vị khác thuộc phạm vi quản lý triển khai công tác tuyển sinh theo quy định. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện Quy chế tuyển sinh và quy định của pháp luật theo chức năng nhiệm vụ.

Đối với các cơ sở đào tạo, phải ban hành quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo để cụ thể hóa những quy định của Quy chế tuyển sinh cho các hình thức đào tạo, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo đề án đã công bố, tuân thủ các quy định của Quy chế tuyển sinh và các quy định pháp luật hiện hành; thực hiện trách nhiệm giải trình với Bộ GD&ĐT, các cơ quan có thẩm quyền và xã hội về toàn bộ công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

Theo Chinhphu.vn

Công bố 09 thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực thư viện

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 997/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện.

Công bố 09 thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực thư viện- Ảnh 1.

Thư viện đại học

Cụ thể, danh mục thủ tục hành chính nội bộ gồm 09 thủ tục hành chính sau:

03 thủ tục hành chính nội bộ cấp trung ương: 1- Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh; 2- Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở Trung ương; thư viện công lập và thư viện cấp tỉnh; 3- Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh.

03 thủ tục hành chính nội bộ cấp tỉnh: 1- Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện; 2- Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện; 3- Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện.

03 thủ tục hành chính nội bộ cấp huyện: 1- Thủ tục thông báo thành lập thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập; 2- Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập; 3- Thủ tục thông báo giải thể thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập.

Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập và thư viện cấp tỉnh

* Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập thư viện phải gửi thông báo thành lập đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.

* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện).

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo thành lập thư viện (dành cho thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục) (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan thành lập thư viện.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Thư viện.

Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh

* Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập thư viện gửi thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.

* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện).

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo sáp nhập/hợp nhất/ chia/tách thư viện (theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan thành lập thư viện.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Thư viện.

Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh

* Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải thể thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập thư viện phải gửi thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.

* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện).

* Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo giải thể/ chấm dứt hoạt động thư viện (theo Mẫu M03 quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 01/2020/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan thành lập thư viện.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Thư viện.

Theo Chinhphu.vn

Giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5: Đảm bảo an toàn, tạo thuận lợi cho dân đi lại

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản triển khai Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.

Giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5: Đảm bảo an toàn, tạo thuận lợi cho dân đi lại- Ảnh 1.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024.

Tuyên truyền người tham gia giao thông tự giác chấp hành "Đã uống rượu bia - không lái xe"

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tuân thủ hiệu lệnh và hướng dẫn của lực lượng chức năng; nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi tham gia giao thông; chủ động tham gia giao thông an toàn phòng tránh tai nạn giao thông và thực hiện: "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn"; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; phòng tránh tai nạn đường ngang đường sắt và đường thủy nội địa...

Rà soát, bố trí các điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc

Cục Đường cao tốc Việt Nam được giao chủ trì, phối hợp với các Ban Quản lý dự án để rà soát từng vị trí cụ thể bố trí các vị trí dừng nghỉ tạm với khoảng cách phù hợp, bảo đảm thuận tiện và đáp ứng nhu cầu cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn các Ban Quản lý dự án thủ tục cần thiết để đấu nối các vị trí dừng nghỉ tạm với đường cao tốc, bổ sung hệ thống an toàn giao thông để bảo đảm an toàn cho các phương tiện ra, vào các vị trí dừng nghỉ tạm, đồng thời có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phương tiện biết về các vị trí trạm dừng nghỉ, cây xăng trên các tuyến kết nối với đường cao tốc để sử dụng trong thời gian trước mắt.

Các Ban Quản lý dự án thực hiện nghiêm việc đấu nối các vị trí dừng nghỉ tạm với đường cao tốc theo đúng quy định, bổ sung hệ thống an toàn giao thông để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các phương tiện ra, vào các vị trí dừng nghỉ tạm; đồng thời rà soát các vị trí trạm dừng nghỉ, cây xăng trên các tuyến kết nối với đường cao tốc để có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phương tiện, người tham gia giao thông biết để sử dụng.

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu triển khai, tổ chức vị trí trạm dừng nghỉ đã được bàn giao mặt bằng một phần hoặc vị trí mặt bằng thuận lợi trên dọc tuyến để tận dụng bố trí ngay bãi dừng đỗ xe và công trình vệ sinh tạm, hoàn thành trước ngày 27/4/2024.

Các đơn vị quản lý, vận hành tuyến cao tốc thực hiện tiếp nhận để quản lý, vận hành các vị trí dừng nghỉ tạm bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan và vệ sinh môi trường.

Công bố rộng rãi số điện thoại đường dây nóng

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai kịp thời, thường xuyên kiểm tra công tác phục vụ vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024; công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông; kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết, khắc phục các sự cố, tai nạn, vướng mắc xảy ra.

Theo Chinhphu.vn

Ra mắt cuốn sách 'Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức'

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" là tư liệu bổ ích giúp bạn đọc thêm hiểu biết về những chiến thắng vẻ vang và trọng đại của dân tộc ta diễn ra trong thế kỷ XX.

Ra mắt cuốn sách 'Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức'- Ảnh 1.

Cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" là tư liệu bổ ích giúp bạn đọc thêm hiểu biết về những chiến thắng vẻ vang và trọng đại của dân tộc ta diễn ra trong thế kỷ XX

Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), nhằm cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn, nhận định, đánh giá khách quan về giá trị lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần tái hiện những ngày tháng hào hùng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong trận quyết chiến chiến lược, góp phần quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, đồng thời, gửi lời tri ân sâu sắc đến các anh hùng, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh xương máu và tuổi thanh xuân cho chiến thắng lịch sử này, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức".

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, của ý chí "dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng", của tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân và dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức biên soạn, tuyển chọn các bài viết phân tích, đánh giá sâu sắc về Chiến dịch Điện Biên Phủ của các tướng lĩnh có mặt trực tiếp, chỉ huy, tham gia chiến dịch năm ấy, các nhà khoa học, nhà bình luận quân sự, nhà văn, nhà báo ở trong và ngoài nước đã được đăng tải trên các tạp chí: Xưa & Nay, Lịch sử quân sự, Lý luận chính trị.

Nội dung cuốn sách được kết cấu làm 3 phần. Phần thứ nhất: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Phần thứ hai: Những con người làm nên lịch sử. Phần thứ ba: Điện Biên Phủ - Những ngày tháng 5 lịch sử.

Cuốn sách là tư liệu bổ ích với các nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự; các học viện, trường học, thư viện, bảo tàng trên toàn quốc; giúp sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử và bạn đọc yêu lịch sử dân tộc thêm hiểu biết về những chiến thắng vẻ vang và trọng đại của dân tộc ta diễn ra trong thế kỷ XX.

Theo Chinhphủ.vn

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,982
Tổng số trong ngày: 221
Tổng số trong tuần: 2,527
Tổng số trong tháng: 13,931
Tổng số trong năm: 44,968
Tổng số truy cập: 697,948