Vi phạm kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt nặng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) có hiệu lực từ ngày 20/10/2018, các hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị xử phạt từ mức 500.000 - 1 triệu đồng. Có thể nói, đây được xem là một chế tài mạnh nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát trước tình trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan hiện nay.
Thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bảo đảm ATTP.

Trước tình trạng mất vệ sinh ATTP vẫn rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, Nghị định số 115/2018 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP có hiệu lực từ ngày 20/10 được xem là một trong những biện pháp quyết liệt đấu tranh với thực phẩm bẩn nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Nghị định 115 ra đời có những quy định về các mức xử phạt cao hơn so với các quy định trước nhằm tăng cường quản lý và xử lý mạnh mẽ hơn đối với các hành vi vi phạm về ATTP. Trong đó đáng chú ý, hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không có hình thức cảnh cáo và mức phạt tiền tối đa lên đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm.

Nghị định này cũng quy định nhiều hành vi xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; đình chỉ hoạt động có thời hạn tịch thu, tiêu hủy tang vật vi phạm.

Ảnh minh họa.

Đặc biệt, Điều 16 của Nghị định 115 quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu  đồng đối với một trong các hành vi: thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay...

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, chứa đựng trực tiếp thực phẩm không bảo đảm an toàn; người đang mắc bệnh mà theo quy định không được trực tiếp kinh doanh thức ăn; sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống...

Trước những quy định mới của Nghị định 115 về tăng mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm ATTP, phần lớn người dân cũng như đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều bày tỏ sự ủng hộ nhằm hạn chế tình trạng mất ATTP như hiện nay.

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến bày tỏ lo ngại về tính khả thi của các quy định, nhất là khi cả nước có hàng trăm ngàn cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, nhất là với loại hình thức đường phố. Trong khi đó, nhiều ý kiến khác cũng bày tỏ khi cho rằng với số tiền phạt khá lớn nên các cửa hàng ăn uống, kinh doanh thực phẩm sẽ tìm mọi cách đối phó.

Trước những băn khoăn trên, lãnh đạo Chi cục ATTP tỉnh cho biết, trước đây, lực lượng kiểm tra chuyên ngành về ATTP còn thiếu và yếu nên việc bảo đảm ATTP chủ yếu là vận động, tuyên truyền, nhắc nhở các cá nhân, cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm tự giác chấp hành. Tuy nhiên hiện nay, nhiều địa phương đã thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tới cấp xã, phường nên nếu làm quyết liệt sẽ thực hiện được hiệu quả.

 

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7,495
Tổng số trong ngày: 181
Tổng số trong tuần: 180
Tổng số trong tháng: 14,382
Tổng số trong năm: 45,419
Tổng số truy cập: 698,399