Tăng cường thông tin, tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm trong mùa hè

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa Hè, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế và các đơn vị quản lý về an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt và hiệu quả công tác trên.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh, chế biến thực phẩm ăn sẵn.
Ảnh minh họa: BGP/Nguyễn An

Hằng năm, vào thời kỳ chuyển mùa Xuân Hè, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh thường phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng ẩm của mùa hè, tình trạng thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ; khó khăn trong việc triển khai các biện pháp kiểm soát điều kiện an toàn trong chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm.

Bên cạnh đó, việc kinh doanh nguyên liệu, thực phẩm không có nguồn gốc, nhập lậu, không bảo đảm an toàn khó kiểm soát được triệt để, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng và nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, nước giải khát, nước đá, kem tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch, lễ hội…

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm để nâng cao trách nhiệm chuyển đổi hành vi mất an toàn thực phẩm, tập trung vào một số nội dung như: Phổ biến các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất. Yêu cầu các cơ sở tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế biến, kinh doanh. Đồng thời, tuyên truyền để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng lợn, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín; không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động thực vật độc, lạ nghi ngờ không bảo đảm an toàn để chế biến thức ăn như nấm độc, cá nóc, ốc lạ, quả lạ…

Bên cạnh đó, chủ động thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất. Phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng. Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tiến hành kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, bánh kẹo, rượu, cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm. Tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại cộng đồng. Chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất.

Việt Nga

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 17,850
Tổng số trong ngày: 714
Tổng số trong tuần: 5,190
Tổng số trong tháng: 23,891
Tổng số trong năm: 71,063
Tổng số truy cập: 724,043