Những lưu ý để phòng tránh ngộ độc rượu

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Cuối năm là dịp các gia đình, hội nhóm tụ họp, quây quần để tổng kết lại một năm đã qua, chào đón một năm mới sắp đến. Đây cũng là thời điểm lượng tiêu thụ rượu bia tăng cao, đi kèm với những cảnh báo về nguy cơ ngộ độc rượu.
Ảnh minh họa: BGP/Thảo My

Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. Với lượng vừa phải, rượu đem lại cho người uống cảm giác khoan khoái, dễ chịu, hưng phấn và giảm khả năng ức chế. Tuy nhiên, lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ gây ngộ độc rượu. Các loại rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…) là một trong những nguyên ngân gây ngộ độc rượu.

Các biểu hiện của ngộ độc rượu bao gồm: động kinh; nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt); bất tỉnh, gọi hỏi không biết; co giật; tê, yếu một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo; thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng, ho yếu, thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm, có thể hít sâu và nhịp thở nhanh; da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh; nhìn mờ, nhìn một vật thành hai; nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.

Các loại ngộ độc nói chung và ngộ độc rượu thường rất nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải nếu không có các biện pháp y tế can thiệp kịp thời. Vậy nên, người bị ngộ độc có các triệu chứng đã nêu trên cần được nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được đội ngũ các bác sĩ có chuyên môn xử lý kịp thời, ngăn chặn các biến chứng phức tạp khác xảy ra. Trường hợp chưa kịp đưa người bị ngộ độc đến các cơ sở y tế, có thể sơ cứu bằng cách nằm trên giường, giữ ấm tối đa. Để đầu người ngộ độc thấp giúp dễ dàng làm nôn hết rượu ra, uống nhiều nước ấm để tránh tình trạng mất nước. Đặc biệt, không nên để người bị ngộ độc rượu tiếp xúc với nước lạnh hay đi tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp,... Sau khi đã giảm các triệu chứng nguy hiểm, người bị ngộ độc không nên chủ quan nằm một mình vì rượu có thể tiếp tục ngấm vào máu và gây các biến chứng khó lường. Người ngộ độc rượu cần được theo dõi liên tục, ăn thực phẩm thật loãng và cứ 1 - 2 giờ thì được đánh thức dậy để cho ăn.

Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia cần thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.
  • Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.
  • Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
  • Không uống rượu không có nguồn gốc, không được công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
  • Người dưới 18 tuổi không được uống rượu bia./.

Thảo My

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,676
Tổng số trong ngày: 192
Tổng số trong tuần: 1,875
Tổng số trong tháng: 3,690
Tổng số trong năm: 50,862
Tổng số truy cập: 703,842