Ngành Giáo dục: Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh mùa hè trong trường học

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+

Trước tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại trường học ở một số địa phương lân cận, làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của học sinh, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong phụ huynh và nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác bảo đảm ATVSTP và chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho học sinh.

Tăng cường bảo đảm ATVSTP tại các bếp ăn bán trú. Ảnh: BGP/Nguyễn An

Theo đó, ngày 20/3/2019 Sở GD&ĐT đã ban hành Công văn số 233/SGDĐT-CTTT về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục triển khai đến Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức, thực hành đúng về ATTP. Chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố về ATTP như: thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong khâu chế biến thực phẩm và ăn uống; không mua, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực phẩm bị ô nhiễm, độc hại, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn; không quảng cáo và kinh doanh trong nhà trường các đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe học sinh. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn các hoạt động buôn bán, tiếp thị sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn tại căn tin, nhà ăn tập thể, ký túc xá và khu vực thuộc khuôn viên nhà trường.

Đồng thời tổ chức tuyên truyền cho giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên về biện pháp phòng chống một số dịch bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa, qua tiếp xúc như: Cúm A/H1N1, Cúm A/H5N1, Cúm A/H7N9, MERS-CoV, Rubella, thủy đậu, tả, tay chân miệng, sốt xuất huyết và các bệnh do vi rút Zika, Ebola… thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa, các buổi họp giáo viên, phụ huynh, hệ thống phát thanh và website của nhà trường.

Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh, trẻ em về vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; diệt loăng quăng, bọ gậy, khơi thông cống rãnh xung quanh khu vực trường học. Lồng ghép đưa các nội dung kiến thức về vệ sinh, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm vào các bài học chính khóa, sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường.

Đối với các trường có bếp ăn tập thể, tổ chức ăn bán trú chủ động đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm và sử dụng trong ăn uống bảo đảm đạt đủ các điều kiện về ATTP theo quy định; các trường có bếp ăn tập thể thực hiện đúng kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”. Đồng thời có phương án phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại đơn vị và thực hiện nghiêm túc các quy định về ATTP đối với nhân viên, người làm việc tại nhà ăn, căng tin, nhà bếp, kho chưa thực phẩm, trang thiết bị bảo quản chế biến thực phẩm. Tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh để chế biến thức ăn; không ký hợp đồng sử dụng suất ăn chế biến sẵn không đảm bảo các quy định về ATTP, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ nơi học tập, vui chơi của trẻ tại các trường học. Ảnh: BGP/Nguyễn An

Các cơ sở giáo dục tăng cường kiểm tra về điều kiện bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể, căng tin dịch vụ ăn uống, hàng quán xung quanh trường học; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, truy suất nguồn gốc thực phẩm trong quá trình nhập, chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn. Kiên quyết xử lý cơ sở giáo dục, cá nhân vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp với ngành chức năng ở địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong trường học khi xuất hiện các yếu tố nguy cơ và ca bệnh truyền nhiễm xảy ra tại trường. Khi phát hiện ca bệnh, chùm ca truyền nhiễm cần tiến hành điều tra đầy đủ các thông tin cơ bản của người mắc dịch bệnh (tên, tuổi, địa chỉ, ngày phát bệnh, đang điều trị tại cơ sở y tế nào,…), đồng thời báo cáo ngay với cơ quan quản lý cấp trên và cơ sở y tế trên địa bàn đề có hướng xử trí kịp thời.

Nguyễn Thị Hồng Dung

Sở GD&ĐT

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 11,232
Tổng số trong ngày: 65
Tổng số trong tuần: 5,301
Tổng số trong tháng: 24,002
Tổng số trong năm: 71,174
Tổng số truy cập: 724,154