Cách vệ sinh dao, thớt sạch sẽ để tránh nhiễm vi khuẩn vào thức ăn

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Ngộ độc thực phẩm không chỉ do nguyên nhân từ thực phẩm mà do các dụng cụ chế biến thức ăn. Dao, thớt là dụng cụ không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, nếu không được làm sạch và bảo quản đúng sẽ dễ lây nhiễm vi khẩu vào thức ăn.
Mỗi gia đình nên sử dụng dao, thớt thái đồ sống riêng và dao, thớt thái đồ chín riêng. 

Mỗi gia đình nên sử dụng dao, thớt thái đồ sống riêng và dao, thớt thái đồ chín riêng. Không được dùng dao vừa thái thịt sống để chế biến hoa quả, hay là thái đồ ăn chín,… Mỗi loại dao sẽ có hiệu quả hơn khi được sử dụng đúng chức năng của nó. Dao thái thịt riêng, dao gọt hoa quả riêng, thớt thái đồ chín riêng, thớt thái đồ sống riêng. Trong trường hợp không có điều kiện sử dụng 2 loại riêng, bạn vẫn có thể sử dụng một chiếc nhưng cần vệ sinh sạch sau mỗi lần sử dụng. Sau đây là một số cách vệ sinh dao, thớt để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Các bước vệ sinh dao 

Dao thường được làm bằng chất liệu thép hoặc sắt nên rất dễ bị rỉ sét và nhanh hỏng nếu tiếp xúc trong không khí ẩm. Do đó, việc bôi dầu ăn lên mặt dao trước khi sử dụng sẽ tạo một lớp màng mỏng ngăn cách dao tiếp xúc với không khí ẩm, giúp hạn chế tình trạng rỉ sét xảy ra.

Khi mới mua dao về, bạn nên bôi đều một lớp dầu ăn lên mặt dao trước khi sử dụng 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước và lau khô. Sau khi sử dụng, bạn nên vệ sinh dao bằng nước rửa chén hoặc những chất rửa có độ tẩy nhẹ để giữ dao luôn được mới đẹp và không bị xỉn màu trên mặt dao.

Dao là vật dụng rất bén, vì thế trong quá trình vệ sinh, bạn hãy thật cẩn thận, chà dao nhẹ nhàng bằng miếng rửa chén, tránh trường hợp chà quá nhanh sẽ rất dễ bị trượt và có thể làm bạn bị thương.

Nước vo gạo có tác dụng diệt khuẩn và chống rỉ sét cực kỳ hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng nước vo gạo để vệ sinh dao sau khi dùng, giúp dao luôn giữ được độ sáng bóng và hạn chế tối đa sự xuất hiện của các vết rỉ sét. Nếu dao bị rỉ sét, bạn có thể vệ sinh dao bằng nước cốt chanh, chỉ cần cắt chanh và chà xát vào những vùng gỉ sét trên dao, để khoảng 10 phút. Sau đó, dùng một miếng vải mềm hoặc miếng bọt biển rồi cẩn thận chà lại lưỡi dao cho đến khi các vết gỉ sét biến mất.

Trong quá trình sử dụng, dao thường xuyên phải tiếp xúc với những loại thực phẩm chứa nhiều axit như cà chua, chanh,... dùng xong rửa ngay sẽ khiến cho độ bén của dụng cụ bị giảm đi đáng kể. Do đó, cần phải duy trì việc vệ sinh và mài dao thường xuyên bằng những dụng cụ mài dao chuyên dụng hoặc mài với đá mài để đảm bảo độ sắc bén của dao, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc nấu ăn.

Lưu ý, không để dao tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao chẳng hạn như hơ dao trên lửa, phơi ngoài nắng vì như vậy sẽ làm cho dao biến dạng và chất lượng bị giảm xuống. Vì vậy, bạn cần phải có một kệ đựng dao để bảo quản.

Để giữ được độ sắc bén và nâng cao tuổi thọ của dao, bạn không nên rửa dao bằng máy rửa chén, vì máy rửa chén không có chức năng rửa dao chuyên dụng, vì trong quá trình rửa va đập mạnh của máy sẽ làm lưỡi dao bị sứt mẻ, lỏng cán cầm và ảnh hưởng đến các đồ dùng xung quanh.

Không ngâm dao trong nước quá lâu, ngâm dao quá lâu trong nước sẽ dẫn đến tình trạng mau gỉ sét, làm giảm tuổi thọ của dao. Đồng thời, sau khi sử dụng hoặc vệ sinh dao, bạn nên lau dao thật khô để giữ dao luôn sạch sẽ, sáng bóng và đảm bảo độ sắc bén cho dụng cụ.

Các bước vệ sinh thớt sạch sẽ, tránh gây ngộ độc:

Bước 1: Rửa thớt với nước nóng và nước rửa chén

Nếu sử dụng 1 chiếc thớt cho cả thịt sống và thịt chín, bạn nên rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng sử dụng riêng thớt cho các mục đích khác nhau sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Nếu sau khi thái đồ sống rồi lại dùng thớt gỗ thái đồ chín thì nên rửa thớt giữa mỗi lần sử dụng là cách tốt nhất để làm giảm vi khuẩn trên bề mặt thớt và tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Dù là thớt gỗ, thớt kính hay thớt nhựa, bạn nên rửa sạch sau mỗi lần sử dụng. Đầu tiên hãy làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và nước rửa chén để loại bỏ các loại vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn, bọt nước rửa chén.

Bước 2: Phơi khô thớt trong không khí

Sau khi rửa, dùng khăn sạch lau khô bề mặt thớt và sau đó dựng hoặc treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Lưu ý rằng, khăn lau cần phải sạch. Nếu khăn không sạch có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lên bề mặt thớt.

Nếu bạn phơi thớt trên bề mặt phẳng, với thớt gỗ, có thể sẽ làm cong một mặt thớt.  Bạn nên để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo.

Bước 3: Khử trùng thớt

Các nghiên cứu cho biết, tùy thuộc vào loại gỗ được sử dụng để làm thớt, kết cấu cũng như độ xốp và khả năng hấp thu nước của mỗi loại gỗ sẽ có chứa một số loại vi khuẩn đặc trưng. Việc khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi là vô cùng quan trọng.

Rửa thớt bằng xà phòng rửa bát có thể sẽ không hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại nước có chứa acid latic như nước chanh hoặc giấm táo có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.

Nên khử trùng thớt với công thức như sau: 15ml dung dịch tẩy rửa với 4.5 lít nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa với 950ml nước.

Cách để khử trùng thớt gỗ: Chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt dung dịch khử trùng bạn đã pha lên bề mặt thớt. Để ngâm trong khoảng 1-5 phút. Xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không khí như bước 2. Nên khử trùng thớt ít nhất 1 lần mỗi tuần. Nước chanh hoặc giấm táo có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.

Bước 4: Bảo dưỡng thớt bằng dầu

Sau một thời gian sử dụng, thớt gỗ thường dễ bị nứt, hỏng hoặc vỡ. Bạn nên cố gắng bảo dưỡng thớt định kỳ là cách tốt nhất để lưu giữ độ ẩm cũng như kéo dài thời gian sử dụng thớt. Bạn có thể sử dụng các loại dầu khoáng như dầu paraffin lỏng hoặc dầu phong.

Thoa một lớp dầu khoáng lên bề mặt của thớt sạch, khô. Sử dụng một chiếc chổi quét sơn loại nhỏ hoặc khăn để thoa dầu cho đến khi thớt ẩm. Ngâm thớt qua đêm hoặc trong vài giờ trước khi sử dụng. Để có kết quả tốt nhất nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần 1 tháng.

Lưu ý, không nên ngâm thớt trong nước. Thớt gỗ rất xốp và có thể bị ngấm nước khi ngâm trong nước, dẫn đến nứt vỡ và giảm thời gian sử dụng.

Không cho thớt vào trong máy rửa bát trừ khi thớt được dán nhãn có thể sử dụng được cho máy rửa bát. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng máy rửa bát có thể làm lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thớt vào bát đũa.

Không sử dụng dầu ăn thông thường để bảo dưỡng thớt vì có thể gây thối và dẫn đến có mùi khó chịu.

Không sử dụng thớt gỗ đã bị vỡ hoặc nứt vì các rãnh nứt rất khó để làm sạch. Các vết nứt vỡ sẽ là nơi ẩn náu của vi khuẩn và có thể góp phần tạo ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên thay thớt mới ngay lập tức./.

BGP

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,919
Tổng số trong ngày: 295
Tổng số trong tuần: 2,601
Tổng số trong tháng: 14,005
Tổng số trong năm: 45,042
Tổng số truy cập: 698,022