Bảo đảm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh ăn uống

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Sau 5 năm triển khai xây dựng mô hình điểm, nhân rộng mô hình cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tham gia mô hình đã nêu cao ý thức trách nhiệm chấp hành quy định pháp luật về ATTP, chủ động đầu tư nguồn lực và thực hiện duy trì cơ bản đạt các tiêu chí mô hình bảo đảm ATTP.

Trong 5 năm, trên địa bàn tỉnh có 188 tổ chức, cá nhân tham gia triển khai xây dựng, nhân rộng và được công nhận đạt tiêu chí mô hình cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bảo đảm ATTP. Năm 2023, tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá kết quả mô hình bảo đảm ATTP đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Qua điều tra, đánh giá, 100% các cơ sở được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (HTX)/hộ kinh doanh cá thể, có ngành nghề phù hợp với loại hình kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP còn hiệu lực.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống đã nêu cao ý thức trách nhiệm chấp hành quy định pháp luật về ATTP không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chấp hành điều kiện vệ sinh đối với khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm, ăn uống; thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải; nhà vệ sinh và khu vực rửa tay đạt từ 95,6 - 96,9%; việc duy trì quy định vệ sinh đối với hệ thống cống rãnh khu vực chế biến thực phẩm, ăn uống đạt 85,9%; chấp hành tốt quy định đối với thực phẩm, bảo quản, chế biến đạt 93,6 - 99,5%; số cơ sở duy trì điều kiện vệ sinh đối với kho/khu vực tập kết, chứa thực phẩm đạt 98,1%; cơ bản chấp hành, duy trì tốt các yêu cầu về kiểm thực 3 bước, lưu mẫu và điều kiện vận chuyển. Các cơ sở có nội quy quy định về chế độ bảo đảm ATTP trong vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay; duy trì và kiểm soát chế độ bảo quản theo yêu cầu trong suốt quá trình vận chuyển đạt 90,6%. Việc sử dụng dụng cụ chứa đựng thực phẩm bảo đảm hợp vệ sinh đạt 98%; người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hành vệ sinh và được tập huấn kiến thức ATTP theo quy định đạt từ 96 - 98%;...

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống tham gia triển khai mô hình bảo đảm ATTP đã nêu cao ý thức trách nhiệm chấp hành quy định pháp luật về ATTP, chủ động đầu tư nguồn lực và thực hiện duy trì cơ bản đạt các tiêu chí mô hình bảo đảm ATTP. Trong giai đoạn 2019 - 2023, các tổ chức, cá nhân được công nhận mô hình bảo đảm ATTP không để xảy ra tình trạng vi phạm về điều kiện ATTP, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Việc triển khai mô hình bảo đảm ATTP đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tự giám sát, đánh giá việc chấp hành điều kiện ATTP và chủ động kiểm soát mối nguy ô nhiễm trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm và ăn uống.

Tuy nhiên, việc đầu tư nguồn lực để đạt đủ điều kiện ATTP của một số tổ chức, cá nhân trong triển khai mô hình nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến suất ăn sẵn bảo đảm ATTP còn hạn chế, còn tâm lý chờ sự hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, vật tư và hướng dẫn của đơn vị chức năng. Việc quản lý ATTP theo chuỗi, dựa trên quản lý nguy cơ và truy xuất nguồn gốc chưa thực hiện đồng bộ và chặt chẽ. Do đó, việc kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm tươi sống, đông lạnh trước khi đưa vào sử dụng tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP và xảy ra ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm...

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, hộ kinh doanh cá thể với việc bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, các ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn, tư vấn cho người quản lý, người chế biến thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống về kiến thức, thực hành đúng ATTP. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động đầu tư, chấp hành đầy đủ các điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định pháp luật; đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn, giám sát cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức trực tiếp, “cầm tay chỉ việc” để thay đổi hành vi và thực hành đúng ATTP.

Các cơ quan, địa phương được phân công, phân cấp quản lý đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chủ động xây dựng kế hoạch hằng năm để triển khai nhân rộng mô hình “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” bảo đảm ATTP theo nội dung hướng dẫn của Sở Y tế; tập trung triển khai thực hiện đối với các cơ sở cung cấp nhiều suất ăn trong ngày và các cơ sở thực phẩm xếp loại B để tiến tới thực hiện việc quản lý nguy cơ và truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP theo quy định. Quan tâm đầu tư đủ nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện mô hình bảo đảm ATTP; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, hộ kinh doanh cá thể với việc bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tổ chức triển khai nhiệm vụ theo phương châm ”5 r ” (R người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm và rõ kết quả).

Định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai và tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt quy định về ATTP và tích cực triển khai nhân rộng mô hình “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” bảo đảo ATTP./.

Dương Thủy

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7,480
Tổng số trong ngày: 6,471
Tổng số trong tuần: 6,952
Tổng số trong tháng: 14,536
Tổng số trong năm: 61,708
Tổng số truy cập: 714,688