Xử phạt 107 cơ sở vi phạm về sản xuất, chế biến thực phẩm

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Theo báo cáo của Sở Y tế Bắc Giang, 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.212 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, xử phạt 107 cơ sở vi phạm về ATTP.
Lựa chọn thực phẩm an toàn. Ảnh: BGP/Nguyễn Miền

Trong 6 tháng đầu năm, công tác bảo đảm ATTP có sự chỉ đạo, điều hành triển khai kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; các đơn vị trong ngành đã chủ động, tích cực tham mưu, triển khai công tác bảo đảm ATTP theo chức năng nhiệm vụ. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp với đơn vị truyền thông các cấp tuyên truyền trên Đài truyền hình, truyền thanh; tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn, hội thi công tác bảo đảm ATTP… Tại các cấp, thành lập 251 đoàn/tổ kiểm tra về ATTP. Tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.212 cơ sở thực phẩm. Trong đó, tuyến xã, phường, thị trấn kiểm tra 1.382 cơ sở (đạt 79,6%) xử phạt 43 cơ sở vi phạm; tuyến huyện, thành phố kiểm tra 796 cơ sở (đạt 85,2%), xử phạt 56 cơ sở vi phạm; tuyến tỉnh kiểm tra 34 cơ sở (đạt 41,2%), phát hiện 08 cơ sở vi phạm. Tổng số tiền phạt hơn 205 triệu đồng, tăng xử phạt 46 cơ sở với số tiền gần 70 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2018.

Các lỗi vi phạm chủ yếu là do vi phạm về giấy chứng nhận kinh doanh; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; các lỗi vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm; điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng cụ chế biến, sản xuất thực phẩm; ghi nhãn mác trên bao bì thực phẩm;…

Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch bệnh và sự cố về ATTP được chủ động triển khai. Trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra.

Theo cơ quan chức năng quản lý nhà nước về ATTP cho biết, hiện nay, việc kiểm soát ATTP tại các tiệc cỗ trong cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn, triển khai chưa đạt hiệu quả cao. Số cơ sở thực phẩm do cấp xã, phường quản lý đa số có quy mô nhỏ, lẻ chưa thực sự bảo đảm điều kiện về ATTP theo quy định, hoạt động chủ yếu ngoài giờ hành chính nên rất khó kiểm soát; một số địa phương còn chưa kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm hành chính về ATTP…

Để khắc phục những hạn chế, thời gian tới, ngành y tế tiếp tục triển khai hiệu quả kế hoạch về công tác quản lý nhà nước về ATTP năm 2019. Định kỳ triển khai, thống kê, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, khắc phục nhanh, hiệu quả các sự cố về ATTP. Chủ động rà soát lại các chỉ tiêu về ATTP năm 2019, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra.

Duy trì, củng cố hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm và ngộ độc thực phẩm; phát hiện sớm, can thiệp kịp thời khi có vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra; duy trì việc công khai đường dây nóng về ATTP; kịp thời tiếp nhận, giải quyết dứt điểm những phản ánh, tố cáo về tình trạng mất ATTP thuộc trách nhiệm, thẩm quyền./.

Nguyễn Miền

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 14,442
Tổng số trong ngày: 355
Tổng số trong tuần: 354
Tổng số trong tháng: 14,556
Tổng số trong năm: 45,593
Tổng số truy cập: 698,573