Bắc Giang triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Ban chỉ đạo liên ngành (BCĐLN) về an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Bắc Giang vừa xây dựng kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP trong thời gian diễn ra Tháng hành động vì ATTP.

“Tháng hành động vì ATTP” năm 2024 (viết tắt là Kế hoạch số 364/KHBCĐTƯATTP) với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới được tổ chức từ ngày 15/4/2024 đến ngày 15/5/2024.

Mục đích của của Kế hoạch nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, ATTP.

Tháng hành động gồm các nội dung chính sau: Chỉ đạo, triển khai đợt cao điểm về truyền thông ATTP và kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP trong thời gian diễn ra Tháng hành động vì ATTP; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, trường học với công tác bảo đảm ATTP theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước (QLNN) về ATTP trong tình hình mới. Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát ATTP và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; tăng cường chỉ dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh và các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, thông báo bằng văn bản… đến các tổ chức, cá nhân và Nhân dân nhằm tăng cường kết nối cung - cầu thực phẩm an toàn.

Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm ATTP từ ngày 10/04/2024 đến 15/05/2024, với các hoạt động sau: Tổ chức phát động triển khai Tháng hành động. Căn cứ tình hình thực tế, các sở, ban, ngành và BCĐLN về ATTP cấp huyện, cấp xã lựa chọn hình thức thực hiện cho phù hợp (hội nghị hoặc lễ phát 3 động hoặc hình thức khác) để phổ biến, quán triệt triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024 (thực hiện xong trước ngày 15/4/2024). Trong thời gian diễn ra Tháng hành động, mỗi xã, phường, thị trấn làm tối thiểu 05 băng rôn tuyên truyền và triển khai treo tại các chợ, khu đông dân cư. Hướng dẫn, vận động mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống làm tối thiểu 01 băng rôn để treo tại cơ sở thực phẩm. Trong thời gian diễn ra Tháng hành động, mỗi xã, phường, thị trấn làm tối thiểu 05 băng rôn tuyên truyền và triển khai treo tại các chợ, khu đông dân cư. Hướng dẫn, vận động mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống làm tối thiểu 01 băng rôn để treo tại cơ sở thực phẩm.

Đối tượng truyền thông gồm: Chính quyền các cấp; các cơ quan tham gia quản lý ATTP, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Người tiêu dùng thực phẩm.

Các kênh truyền thông gồm: Kênh truyền thông đại chúng (Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, ứng dụng công nghệ số trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về an ninh, ATTP; phát huy hệ thống đài truyền thanh ở các xã, phường, thị trấn để chuyển tải thông điệp Tháng hành động, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về ATTP... đến các đối tượng truyền thông. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên các phương tiện truyền thông, số hóa về ATTP, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về ATTP để nâng cao hiệu quả thực thi, đưa nội dung của văn bản quy phạm pháp luật vào cuộc sống). Kênh truyền thông trực tiếp (Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, nông nghiệp phát triển nông thôn, công thương và các ban ngành, đoàn thể (như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Nông dân, lực lượng vũ trang, nhân viên Y tế - Dân số...) với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện, hội thảo...). Các kênh truyền thông khác (Tùy từng địa phương, phong tục, tập quán, địa bàn dân cư triển khai các hình thức truyền thông phù hợp như băng - rôn, khẩu hiệu, hướng dẫn cụ thể bằng hình ảnh trực quan; tuyên truyền qua mạng xã hội, internet...). Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông về các nội dung bảo đảm ATTP.

Bên cạnh đó, tổ chức đợt kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về ATTP trong thời gian từ ngày 10/4/2024 đến ngày 15/5/2024. Triển khai giám sát mối nguy ô nhiễm đối với các nhóm thực phẩm theo trách nhiệm quản lý của từng ngành, từng địa phương để có cơ sở dự báo, khuyến cáo về tình hình ATTP cho Nhân dân. Duy trì có hiệu quả hoạt động của hệ thống giám sát dịch bệnh thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Y tế; chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất, kịp thời xử trí, can thiệp khi có các dịch bệnh trên đàn vật nuôi, các sự cố về ATTP ở người theo quy định và Hướng dẫn số 4735/HD-BCĐLN ngày 21/8/2023 của BCĐLN về ATTP tỉnh về việc triển khai công tác QLNN về ATTP thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây.

Diệu Hoa

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,257
Tổng số trong ngày: 143
Tổng số trong tuần: 2,677
Tổng số trong tháng: 744
Tổng số trong năm: 47,916
Tổng số truy cập: 700,896