An toàn rượu bia mùa lễ Tết

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Trong mỗi dịp Tết đến Xuân về mọi người thường gặp gỡ nhau và sử dụng rượu, bia như một cách để chúc mừng năm mới. Đây là một nét văn hóa lâu đời của người Việt, tuy nhiên khi uống rượu bia, chúng ta nên lưu ý về nguồn gốc, xuất xứ và uống có chừng mực để đảm bảo sức khỏe cho bản thân

 

Cần lựa chọn rượu, bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh ngộ độc rượu, bia ngày Tết.

 

Tác hại của rượu bia

Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của nhiều loại bệnh, chấn thương. Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong những nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu.

Lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên trong dịp Tết không chỉ dẫn đến số người nhập viện do say rượu, tai nạn giao thông tăng mà còn làm cho số người bị ngộ độc rượu cũng gia tăng. Ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ (là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững.v.v.v) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu).

Ngộ độc rượu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng rượu mà nguyên nhân lớn nhất là do sản phẩm rượu có pha tạp chất có chức Methanol. Đây là vấn đề mà xã hội và các cơ quan chức năng quan tâm hiện nay khi các vụ ngộ độc rượu do sử dụng các sản phẩm rượu không có nhãn mác, thương hiệu, nguồn gốc hoặc có chứa methanol với hàm lượng cao; đặc biệt khi sử dụng rượu ngâm lá, rễ cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên. Ngoài ra, ngộ độc rượu còn xảy ra khi uống quá mức chịu đựng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm.

Cách nhận biết rượu giả

Dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên Đán là thời điểm rượu giả xuất hiện tràn lan trên thị trường do nhu cầu sử dụng, biếu tặng tăng nhanh. Do đó, khi mua hàng, ta nên kiểm tra kỹ tem rượu, nắp, nút chai rượu cũng như lượng rượu trong chai, kiểm tra đáy chai… Mỗi loại rượu đều có cách nhận biết chi tiết theo đặc điểm riêng, cần nghiên cứu kỹ trước khi mua. Đặc biệt, sau khi mua về, ta nên kiểm tra chất lượng bằng cách để chai rượu vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra nếu như có hiện tượng đông đá trong chai rượu thì có thể là rượu giả được làm từ cồn công nghiệp 100%. Bên cạnh đó, có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay với nhau rồi đưa lên mũi ngửi, nếu thấy có mùi xốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.

Tránh lạm dụng rượu bia dịp Tết

Để vui Tết an toàn, bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng nguy cơ bệnh tật và tai nạn nguy hiểm, hãy hạn chế uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Trong trường hợp có uống thì tránh lạm dụng, uống quá nhiều; không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không quá 5 ngày/tuần. Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.

Sau khi uống, không nên tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động ở nơi nguy hiểm; không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia.

Không uống rượu lúc đói do rượu sẽ kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Vì thế, trước và trong khi uống rượu bia nên uống nước lọc, nước hoa quả, nước súp, nước canh, đặc biệt nên ăn rau xanh có tác dụng giảm nồng độ cồn có trong rượu…

Chỉ sử dụng rượu, bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có uy tín trên thị trường và bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm./.

BGP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 12,672
Tổng số trong ngày: 215
Tổng số trong tuần: 1,898
Tổng số trong tháng: 3,713
Tổng số trong năm: 50,885
Tổng số truy cập: 703,865