Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Thời gian qua, ngành Y tế và các đơn vị, địa phương tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính (CCHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồng thời đẩy mạnh việc quản lý các sản phẩm thực phẩm.

Nhiều sản phẩm nổi tiếng của Bắc Giang được tiêu thụ với số lượng lớn trên Sàn thương mại điện tử,
tạo thuận lợi cho khách hàng.

Trong năm qua, các cấp, các ngành đã đẩy mạnh công tác CCHC, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ATTP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) và người tiêu dùng tiếp cận thông tin về ATTP. Cùng với đó, quyết liệt việc ứng dụng CNTT trong điều hành, xử lý công việc, báo cáo, giải quyết TTHC về ATTP. Theo đó, 100% các TTHC về ATTP thuộc lĩnh vực Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương đã được triển khai tiếp nhận, trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và tại Bộ phận một cửa của UBND các huyện, thành phố; các đơn vị được giao cấp TTHC và tại nơi tiếp nhận TTHC đã nghiêm túc thực hiện việc công bố, công khai các quy trình, TTHC theo quy định, xây dựng mẫu hóa hồ sơ để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây dựng, xin cấp TTHC về ATTP.

100% TTHC về ATTP tại tuyến tỉnh được triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến (06 hồ sơ mức độ 3 và 03 hồ sơ mức độ 4), giảm trên 30% thời gian cấp TTHC theo quy định. Tại cấp huyện chỉ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, các địa phương đã triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

Các ngành chức năng, UBND huyện, thành phố thường xuyên rà soát về thời gian, điều kiện kinh doanh, hồ sơ TTHC trong lĩnh vực ATTP; chủ động triển khai khắc phục tồn tại, hạn chế và thực hiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành (DDCI) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết TTHC và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Điển hình như Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện ứng dụng quản lý ATTP bằng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý về cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP. Sở Công Thương hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của Bắc Giang thông qua chuyển đổi số; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ các cơ sở phát triển hệ thống phân phối. Đồng thời quan tâm, khuyến khích và nhân rộng các các mô hình kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh.


100% TTHC về ATTP tại tuyến tỉnh được triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Việc ứng dụng CNTT, hệ thống văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an ninh, ATTP cơ bản đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phát triển. Trách nhiệm quản lý của các ngành, địa phương được phân định rõ ràng, nhiều vụ việc vi phạm về ATTP đã được phát hiện, xử lý. Đồng thời kiểm soát bảo đảm an ninh, ATTP. Giảm thời gian tối đa thực hiện TTHC cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan Nhà nước, phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hiện đại hóa nền hành chính, thời gian tới, ngành Y tế và các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai và đưa vào ứng dụng hiệu quả phần mềm CNTT trong quản lý ATTP từ tuyến tỉnh đến các phường, xã, thị trấn. Đẩy mạnh CCHC và ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan; áp dụng, thực hiện hiệu quả việc trao đổi, xử lý công việc qua hệ thống quản lý văn bản điều hành. Phấn đấu 100% văn bản phát hành được ký số; 100% văn bản đến, đi được quản lý trên phần mềm quản lý văn bản điều hành (trừ văn bản theo quy định bảo vệ bí mật). Tỷ lệ cán bộ, công chức, người lao động sử dụng thư điện tử công vụ trong trao đổi công tác chuyên môn đạt 100%... Tích cực ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC, nhanh chóng bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử.

Ứng dụng công nghệ cao trong kiểm soát ATTP từ các yếu tố đầu vào; xây dựng và duy trì hiệu quả các mô hình điểm điển hình về ATTP. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý ATTP. Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm; hệ thống xếp hạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm an toàn và cảnh báo về ATTP. Ứng dụng CNTT trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cấp đăng ký sản phẩm thực phẩm (nhận dạng, so sánh các sản phẩm cùng tên, cùng thành phần..., tra cứu các chỉ tiêu được phép, không được phép sử dụng trong thực phẩm, công dụng của sản phẩm đã được đăng trên các sách, tạp chí uy tín...);.../.

Dương Thủy

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 13,104
Tổng số trong ngày: 61
Tổng số trong tuần: 4,654
Tổng số trong tháng: 6,469
Tổng số trong năm: 53,641
Tổng số truy cập: 706,621