Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Ngày 09/01, Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai công tác quản lý nhà nước về ATTP năm 2019. Đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về ATTP tỉnh chủ trì hội nghị.
 
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: BGP/Hải Huyền

Năm 2018, công tác quản lý nhà nước về ATTP được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, thực hiện hiệu quả. Công tác thông tin tuyên truyền về ATTP được các cấp, các ngành triển khai thường xuyên và tăng cường vào các dịp cao điểm trong năm, góp phần làm chuyển biến nhận thức, thực hành đúng về ATTP của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm. Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm về ATTP được tăng cường và có sự chuyển biến khá rõ nét. Trong năm, các lực lượng chức năng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm hơn 11 nghìn cơ sở. Qua đó đã phát hiện hơn 2.400 cơ sở vi phạm về ATTP, tiến hành xử phạt 379 cơ sở vi phạm, với số tiền hơn 585 triệu đồng; nhắc nhở khắc phục hơn 2.000 cơ sở vi phạm. Đồng thời tổ chức kiểm soát, phát hiện và xử lý 516 vụ việc vi phạm về ATTP với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng; tịch thu, tiêu hủy nhiều hàng hóa giả nhãn hiệu, nhập lậu không rõ nguồn gốc. Công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt và phòng ngừa dịch bệnh được triển khai thường xuyên, không có dịch bệnh lớn, nguy hiểm xảy ra trên địa bàn.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về ATTP. Để làm tốt công tác này, các đại biểu kiến nghị tỉnh tăng đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về ATTP tại các cấp, nhất là việc bố trí biên chế chuyên trách ATTP ở tuyến huyện, xã; có chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ làm công tác ATTP, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý ATTP; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tổ chức cho các cơ sở này ký cam kết về bảo đảm ATTP; có cơ chế hỗ trợ khuyến khích các hộ trồng trọt, chăn nuôi sản xuất sản phẩm sạch, chất lượng cao, bảo đảm ATTP; tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác ATTP; tăng đầu tư kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về ATTP tại các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về ATTP. Ảnh: BGP/Hải Huyền

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương ghi nhận, biểu dương kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về ATTP thời gian qua. Đồng chí cho rằng thời gian qua nhận thức về ATTP của người sản xuất, người tiêu dùng tăng lên; số hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch tăng, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm; nhiều mô hình ATTP được nhân rộng. Tuy nhiên, đồng chí cũng cho rằng tỷ lệ sản xuất thực phẩm chưa thực sự an toàn, nguy cơ còn rất lớn, nhất là nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi; khâu chế biến, tiêu dùng thực phẩm còn chưa an toàn; hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đồng chí nhấn mạnh năm 2019, có 3 mục tiêu cần phấn đấu đạt được, đó là, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, nhất là cấp huyện, cấp xã; đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ATTP; không để xảy ra các vụ ngộ độc tập thể.

Để thực hiện được 3 mục tiêu trên, cần kiện toàn Ban Chỉ đạo ATTP các cấp; tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các kế hoạch về ATTP; xây dựng, nhân rộng các mô hình ATTP, nhất là các mô hình sản xuất an toàn VietGap, GlobalGap; xây dựng các chuỗi sản xuất nông, lâm, thủy sản gắn với thương hiệu; các làng nghề sản xuất an toàn.

Đồng chí yêu cầu ngành Công Thương tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh các mô hình chợ ATTP thực sự hiệu quả; quản lý tốt các cơ sở sản xuất rượu. Ngành Y tế chỉ đạo nhân rộng mô hình cơ sở sản xuất, chế biến, nhà hàng, bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn. Ủy ban MTTQ, các đoàn thể nhân rộng mô hình ATTP, lồng ghép với các phong trào, cuộc vận động.

Các địa phương công khai các cơ sở sản xuất ATTP, công khai đường dây nóng về ATTP; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ATTP cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về ATTP của người sản xuất, kinh doanh.

Tập trung giám sát chất lượng nước sạch, mặt hàng hoa quả; củng cố hệ thống giám sát đội phòng chống ngộ độc thực phẩm trong toàn tỉnh. Thực hiện rà soát, phân loại cơ sở thực phẩm nhằm thực hiện tốt công quản lý nhà nước về ATTP./.

Hải Huyền

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,512
Tổng số trong ngày: 385
Tổng số trong tuần: 2,182
Tổng số trong tháng: 13,586
Tổng số trong năm: 44,623
Tổng số truy cập: 697,603