Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội Xuân 2019 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, Ban Chỉ đạo liên ngành (BCĐLN) về ATTP tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 25/3/2019.
Tập trung thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: BGP/Diệu Hoa.

Theo đó, BCĐLN về ATTP các cấp, các sở, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai trước ngày 01/01/2019 để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán, mùa Lễ hội Xuân 2019. Triển khai một chiến dịch truyền thông, giáo dục kiến thức, pháp luật về ATTP; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đơn vị thành viên triển khai hoạt động tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP; thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe của cộng đồng.

Vận động nhân dân tích cực thực hiện nếp sống văn minh gắn với bảo đảm ATTP trong việc cưới, việc tang, lễ hội; kịp thời biểu dương các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác bảo đảm ATTP, đồng thời phê phán, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP.

Đối với chính quyền các cấp, các nhà quản lý, phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội Xuân 2019; vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các cơ quan, địa phương trong quản lý ATTP. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; quy định về điều kiện đảm bảo ATTP trong chế biến, bảo quản, kinh doanh giò, chả, bánh chưng, các loại bánh, mứt cổ truyền và các sản phẩm nguồn gốc động vật, thực vật.

Đối với người tiêu dùng thực phẩm, hướng dẫn cách đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm, chọn mua thực phẩm an toàn; cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn; cách bảo quản giò, chả, canh măng, bánh chưng ... trong ngày Tết. Tuyên truyền, khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh; thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng...

Các ngành, địa phương chỉ đạo, triển khai việc lập sổ theo dõi cơ sở thực phẩm và các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ “nấu cỗ thuê” trên địa bàn. Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTPtrong đó mời đại diện MTTQ và đơn vị thành viên tham gia đoàn kiểm tra. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các nhóm sản phẩm thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội như ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng... Tăng cường đấu tranh chống gian lận thương mại, kiểm soát và ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường.

Cùng với đó, duy trì có hiệu quả hoạt động của hệ thống giám sát dịch, bệnh thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT, ngành Y tế nhằm phát hiện sớm dịch, bệnh và sự cố về ATTP, chủ động áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất, tập huấn cho lực lượng chuyên môn để chủ động khắc phục các dịch bệnh trên đàn vật nuôi và các sự cố về ATTP.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Diệu Hoa

 

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,176
Tổng số trong ngày: 156
Tổng số trong tuần: 2,462
Tổng số trong tháng: 13,866
Tổng số trong năm: 44,903
Tổng số truy cập: 697,883