Đoàn lãnh đạo cao cấp của KOICA (Hàn Quốc) làm việc tại tỉnh Bắc Giang

|
Views:
Font size: A- A A+
Ngày 17/3, Đoàn lãnh đạo cao cấp của KOICA (Hàn Quốc) do ông Chang Won sam - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) làm trưởng đoàn đã làm việc tại Trường Cao đẳng công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang. Đồng chí Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn.

Cùng dự có ông Lee Byung Hwa - Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam; ông Moon Sang Won - Giám đốc phụ trách Khu vực Đông Nam Á; bà Song EunEui - Phó Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo, cán bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang.

Quang cảnh buổi làm việc.

KOICA là Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc, có nhiệm vụ thực hiện các chương trình viện trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Mạng lưới hoạt động của KOICA có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới. Văn phòng đại diện của KOICA được thành lập tại Việt Nam ngày 18/7/1994, với mục đích thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc đối với Việt Nam.

Năm lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ được thực hiện thông qua các hình thức như: Tổ chức các khóa đào tạo tại Hàn Quốc cho cán bộ Việt Nam; cử chuyên gia và tình nguyện viên tới làm việc tại các cơ quan của Việt Nam; hợp tác nghiên cứu phát triển; thực hiện các dự án xây dựng trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin, cung cấp trang thiết bị; hợp tác với các tổ chức phi chính phủ khác của Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.

Trường Cao đẳng công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là dự án được triển khai từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Hàn Quốc thông qua KOICA từ năm 2012. Với sự hỗ trợ của KOICA, Trường không ngừng phát triển cả về lượng và chất.

Đồng chí Nguyễn Công Thông - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Việt  - Hàn Bắc Giang báo cáo tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Công Thông - Hiệu trưởng nhà trường thông tin về kết quả hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang giai đoạn 2014-2024 gắn với hiệu quả đầu tư dự án viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thông qua tổ chức KOICA (2012-2014).

Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang được thành lập ngày 31/8/2012. Trường là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập bậc Cao đẳng trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang với nhiệm vụ tổ chức thực hiện đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sau 10 năm chính thức đi vào hoạt động (2014-2024), đến nay cơ cấu tổ chức, bộ máy của nhà trường tăng từ 10 đầu mối trực thuộc (năm 2014) lên 21 đầu mối (năm 2023). Đội ngũ viên chức, lao động ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, phù hợp về cơ cấu.

Nhà trường hiện có 164 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khoảng 100 giáo viên thỉnh giảng đến từ một số đơn vị và doanh nghiệp. Đội ngũ nhà giáo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn giảng dạy theo quy định.

Năm 2014, nhà trường được cấp phép 05 nghề trình độ cao đẳng với quy mô 270 sinh viên. Đến năm 2024, quy mô cấp phép đã nâng lên 43 nghề ở 3 cấp trình độ, trong đó cao đẳng 16 nghề, trung cấp 12 nghề, sơ cấp 15 nghề với lưu lượng 2.770 người/năm.

Năm 2014, trường tuyển sinh trình độ cao đẳng đạt 390 sinh viên. Đến năm 2024, thực hiện tuyển sinh và đào tạo 22 nghề, trong đó cấp độ Quốc tế 07 nghề, cấp độ Quốc gia 07 nghề; đào tạo chất lượng cao 05 nghề; 01 nghề đào tạo liên kết doanh nghiệp theo mô hình “1 +1+1” (năm thứ nhất sinh viên sẽ học tại trường với nhóm kiến thức chung theo quy định, năm thứ 2 kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp, năm thứ 3 sẽ học tập và thực tập ngay tại doanh nghiệp). Từ quy mô đào tạo năm 2014 là 270 sinh viên, đến năm học 2023-2024 là 6.122 học sinh, sinh viên.

Sau 10 năm, tốc độ phát triển quy mô đào tạo của nhà trường rất cao, số học sinh, sinh viên năm 2024 tăng 20,3 lần so với năm 2014. Kết quả tuyển sinh hàng năm đều vượt chỉ tiêu, số người có nhu cầu học nghề luôn vượt quy mô đào tạo trên hầu hết các nghề mà trường đang đào tạo.

Từ năm 2017 cho đến nay, tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường bình quân đều đạt trên 95%, trong đó cao đẳng đạt 95%, trung cấp đạt 97,7%.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Công Thông đề xuất với KOICA hỗ trợ nhà trường chuyên gia tư vấn xây dựng Đề án phát triển trường giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2040 gắn với những lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và có nhu cầu bền vững về lao động di trú trong các ngành Root Industries và công nghiệp đóng tàu thuộc phạm vi Chương trình NEXUS… Có kế hoạch viện trợ phát triển dưới hình thức Giai đoạn tiếp theo của Dự án viện trợ ODA không hoàn lại do KOICA đã thực hiện từ 2012-2014 bằng việc cùng tham gia thực hiện Đề án phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2040. Giới thiệu các trường đại học, cao đẳng của Hàn Quốc để hỗ trợ nhà trường trong việc phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng về chương trình và học liệu, đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, xác định nhu cầu đầu tư trang thiết bị thực hành kỹ năng công nghệ mới; trong dạy và học tiếng Hàn Quốc tại Bắc Giang. Hỗ trợ Trường THPT Chuyên Bắc Giang 01 phòng học STEM về Robot và lập trình điều khiển Robot.

Ông Chang Won sam - Chủ tịch KOICA Hàn Quốc phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại đây, ông Chang Won sam - Chủ tịch KOICA Hàn Quốc cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang dành cho Đoàn công tác.

Qua thông tin của nhà trường, ông Chang Won sam đánh giá cao được sự quan tâm, chỉ đạo từ lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh Bắc Giang đến công tác giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời bày tỏ vui mừng khi thấy được sự phát triển của Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang. Ông Chang Won sam tin tưởng trong thời gian tới trường sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời khẳng định trong khả năng của mình KOICA sẽ hỗ trợ hết mình. Đối với các đề xuất của trường, có thể thảo luận thêm để đưa vào phạm vi sẽ được viện trợ giai đoạn tới.

Các đại biểu thăm quan phòng học của Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang.

KOICA đang thực hiện rất nhiều dự án tại Việt Nam, trong chuyến công tác này, đoàn đi thị sát các dự án viện trợ không hoàn tại Việt Nam. Đồng thời gặp gỡ các bộ, ngành Trung ương trao đổi, thảo luận để lựa chọn đường hướng thực hiện các dự án viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam giai đoạn 2024-2027 (với quy mô 200 triệu USD).

Để sử dụng hiệu quả quy mô nguồn vốn này, KOICA muốn tập trung vào lĩnh vực cần những nguồn lao động có tay nghề cao để phối hợp với Việt Nam. Dự án có tên “Chương trình nhân lực cần cho nền công nghiệp cho các nước đang phát triển”, chương trình gồm 3 bước, đó là tập trung đào tạo nhân lực có chuyên môn và nhân lực có tay nghề cao, sau khi đào tạo xong họ có thể có những cơ hội việc làm không chỉ ở Việt Nam, mà còn có thể ở nước ngoài như ở Hàn Quốc, sau đó có kinh nghiệm quay về phục vụ cho Việt Nam. Với điều kiện mà Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang đang có, ông Chang Won sam mong muốn có thể phối hợp với nhà trường để thực hiện dự án.

Về kế hoạch thực hiện, KOICA mong muốn có thể ký kết với Chính phủ Việt Nam để trong năm 2024 có thể khởi động dự án và sẵn sàng hợp tác với Bắc Giang. Ông mong muốn tỉnh Bắc Giang, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang liên hệ chặt chẽ với Văn phòng KOICA tại Việt Nam để tiếp tục hợp tác trong thời gian tiếp theo.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn cảm ơn sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ của KOICA Việt Nam đối với việc hỗ trợ, triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, trong đó có Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang.

Đồng chí thông tin khái quát điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang, đồng thời nhấn mạnh đến sự quan tâm của tỉnh đối với giáo dục. Đồng chí cho biết, hiện Hàn Quốc có số lượng doanh nghiệp đầu tư lớn nhất và đứng thứ 2 về tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Bắc Giang; xuất nhập khẩu giữa Bắc Giang với doanh nghiệp Hàn Quốc chiếm ¼ tổng kim ngạch của cả tỉnh.

Đồng chí nhấn mạnh Bắc Giang coi trọng và ghi nhận sự quan tâm hỗ trợ của Hàn Quốc nói chung và KOICA nói riêng, đồng thời mong muốn thời gian tới Bắc Giang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Hàn Quốc và đặc biệt là KOICA.

Đồng chí cho biết tỉnh Bắc Giang mong muốn xây dựng Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang thành trường đào tạo nghề chất lượng cao tầm cỡ khu vực, tỉnh cũng đang phấn đấu trở thành Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành bán dẫn. Do đó, đồng chí mong muốn KOICA tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, hợp tác để tăng cường hiệu quả đầu tư, phát triển bền vững, đồng thời hỗ trợ Bắc Giang trở thành Trung tâm đào tạo bán dẫn trên cả nước. 

Về Chương trình nhân lực cần cho nền công nghiệp cho các nước đang phát triển, đồng chí mong muốn KOICA làm dự án thí điểm tại Bắc Giang. Tỉnh cam kết tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi, hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với KOICA để thực hiện tốt các Chương trình, Dự án của KOICA tại Bắc Giang.

Nhân dịp này, Đoàn công tác KOICA thăm quan cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang và trồng cây lưu niệm tại trường./.

Dương Thủy

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bản hùng ca Yên Thế"

|
Views:
Font size: A- A A+
Sáng 16/3, tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, thị trấn Phồn Xương (huyện Yên Thế), Chương trình nghệ thuật sử thi đặc biệt được tổ chức tại Lễ hội kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2024) với chủ đề “Bản hùng ca Yên Thế”.
Màn nghệ thuật khai từ "Tiếng gọi non sông".

Chương trình nghệ thuật mang tính sử thi, kết hợp giữa âm nhạc, vũ đạo và các hoạt cảnh sân khấu có lời thoại và không có lời thoại, khái quát những sự kiện chính yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Với các hiệu ứng sân khấu hiện đại đã khắc họa sinh động, sâu sắc và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế; phản ánh đa dạng vùng đất Yên Thế, vùng đất Bắc Giang với con người, cảnh quan, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, thành tựu trong công cuộc đổi mới của tỉnh.

Chương trình nghệ thuật gồm 2 phần với nhiều tiết mục đặc sắc, đa dạng về thể loại. Phần 1 với chủ đề “Hùm thiêng Yên Thế”, với các hoạt cảnh “Hoàng Hoa Thám và hội nghị đình Dĩnh Thép”, “Cuộc giảng hòa lần thứ nhất”, “Cuộc giảng hòa lần thứ hai”; “Khúc tráng ca bất tử”. Cùng với các trường đoạn sử thi, khán giả được thưởng thức các ca khúc mang âm hưởng dòng nhạc dân gian kết hợp đương đại như: "Dòng máu Lạc Hồng", "Hoàng Hoa Thám", "Hùm thiêng Yên Thế".

Phần 2 với chủ đề “Bắc Giang, khúc ca ngày mới”, khán giả được thưởng thức các ca khúc như: “Một dáng cầu Vồng”, “Chè bản Ven quê em”, “Bắc Giang miền quê bừng sáng”, “Sáng mãi bản hùng ca”.

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, mang tính nghệ thuật cao, với sự tham gia biểu diễn của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: NSND Quốc Hưng, NSƯT Lương Huy, NSƯT Vũ Thắng Lợi, Đan Trường, Tùng Dương, Bùi Lê Mận, Quách Mai Thy và hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công của Nhà hát Chèo Bắc Giang, Đoàn văn công Quân khu 1, Câu lạc bộ Thiếu nhi và Sao tuổi thơ.

* Dưới đây là một số hình ảnh tại chương trình nghệ thuật:

Ca khúc "Dòng máu lạc hồng" do ca sĩ Đan Trường biểu diễn trong màn khai từ "Tiếng gọi non sông".
Hoạt cảnh "Đề Nắm cùng các chiến hữu dưới lá cờ khởi nghĩa".
Hoạt cảnh "Hội nghị nghĩa quân Yên Thế tại đình Dĩnh Thép".
Hoạt cảnh "Thực dân Pháp đàn áp nhân dân ta".
Hoạt cảnh "Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế tế cờ tri ân thủ lĩnh Đề Nắm và những nghĩa binh đã hy sinh".
Hoạt cảnh "Bà Đặng Thị Nho đi tìm thủ lĩnh Đề Thám để gia nhập nghĩa quân Yên Thế".
Hoạt cảnh "Bà con các dân tộc vùng Yên Thế tham gia xây dựng căn cứ và đồn lũy, luyện tập võ nghệ, chuẩn bị lương thực...".
Ca khúc "Chè bản Ven quê em" do ca sĩ Bùi Lê Mận - Vũ Thắng Lợi biểu diễn trong phần "Bắc Giang, khúc ca ngày mới".
Ca khúc "Sáng mãi bản hùng ca" do ca sĩ Tùng Dương biểu diễn khép lại chương trình nghệ thuật.

Hải Huyền - Dương Thủy

"Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” năm 2024 cho đoàn viên, người lao động Bắc Giang

|
Views:
Font size: A- A A+
Tối 27/01, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh, Tỉnh Đoàn tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” gắn với Chương trình chợ Tết Công đoàn, Gian hàng 0 đồng nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 tại Công ty TNHH Hosiden, KCN Quang Châu, thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên.

Dự Chương trình có các đồng chí: Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội; Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành và sự tham gia của hơn 1.000 công nhân, lao động (CNLĐ) đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn các KCN tỉnh và Nhân dân trên địa bàn xã Quang Châu.

Đồng chí Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phát biểu khai mạc chương trình.

Phát biểu khai mạc chương trình, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Văn Cảnh cho biết: Trong những năm qua, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn tổ chức tốt các chương trình Tết sum vầy cho CNLĐ, chương trình đã có sức lan tỏa rộng khắp. Qua đó khẳng định tổ chức Công đoàn thực sự là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động ngày càng tạo được sự chuyển biến quan trọng trong tư duy về hoạt động công đoàn theo hướng mang lại lợi ích thiết thực nhiều hơn cho đoàn viên và người lao động, tạo sức thu hút, tập hợp người lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống đoàn viên, người lao động, thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động.

Chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” gắn với Chợ Tết Công đoàn, gian hàng 0 đồng dành cho CNLĐ có hơn 70 doanh nghiệp tham gia với 120 gian hàng, các doanh nghiệp cam kết bán các sản phẩm chất lượng tốt với giá ưu đãi; có hơn 20 đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh ủng hộ hàng hóa cho gian hàng 0 đồng dành cho CNLĐ.

Bên cạnh các hoạt động bán hàng giảm giá và quà tặng cho CNLĐ, tại chương trình, Ban Tổ chức còn tổ chức các hoạt động như: Thi gói bánh chưng; thi bày mâm ngũ quả, giao lưu văn nghệ “Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát”; tuyên truyền, tư vấn pháp luật, bốc thăm trúng thưởng, bán hàng 0 đồng, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở “Mái ấm Công đoàn”, thay dầu xe máy miễn phí cho CNLĐ...

Đồng chí Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại Chương trình.

Phát biểu tại Chương trình, đồng chí Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội ghi nhận, biểu dương các cấp công đoàn tỉnh Bắc Giang đã phối phợp với chính quyền các cấp tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Đồng chí nhấn mạnh việc làm và thu nhập tuy có nhiều cải thiện nhưng hiện nay vẫn còn một bộ phận CNLĐ đời sống còn khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt. Vì vậy, đồng chí đề nghị công đoàn tỉnh Bắc Giang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập cũng như đời sống của người lao động, qua đó tham mưu, đề xuất và có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người lao động, bảo đảm ổn định cuộc sống, không để ai bị bỏ lại phía sau và hướng tới sự phát triển phồn vinh, thịnh vượng. 

Đồng thời mong muốn trong năm 2024 và các năm tiếp theo, tất cả đoàn viên và người lao động tiếp tục nỗ lực học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, làm việc năng suất, chất lượng cao, tiếp tục khẳng định là lực lượng nòng cốt, tiên tiến của xã hội, đóng góp tích cực trong sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Đồng chí Tạ Văn Hạ - Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội
trao 100 suất quà cho CNLĐ tỉnh Bắc Giang.

Tại Chương trình, đồng chí Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội trao tặng 100 suất quà cho 100 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà trị giá 1,3 triệu đồng (tiền mặt 1 triệu đồng và 1 túi quà trị giá 300 nghìn đồng).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Thu Hồng và Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Văn Cảnh trao quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. 

LĐLĐ tỉnh trao tặng 30 vé xe cho 30 CNLĐ đại diện cho nhiều CNLĐ quê xa về quê ăn Tết, trị giá mỗi vé xe là 500 nghìn đồng, tổng trị giá là 15 triệu đồng. Công ty TNHH Việt Nam EOC tặng 200 suất quà cho CNLĐ, mỗi suất quà trị giá 800 nghìn đồng (tiền mặt 500 nghìn đồng và 1 túi quà trị giá 300 nghìn đồng), tổng trị giá là 160 triệu đồng. Trước đó, LĐLĐ tỉnh tặng 8.000 suất quà và vé xe, mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng, tổng kinh phí là 400 triệu đồng cho đoàn viên và người lao động.

Công ty TNHH Việt Nam EOC tặng 200 suất quà cho CNLĐ.

Nhân dịp này, LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen cho 11 tập thể, 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình “Tết sum vầy”; tặng quà cho 60 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn; trao hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở Mái ấm Công đoàn cho 12 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mức hỗ trợ từ 25-40 triệu đồng, với tổng số tiền là 405 triệu đồng. 

Đồng chí Tạ Văn Hạ - Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội trao các mặt hàng cho CNLĐ
tại "Gian hàng 0 đồng".

Chương trình Tết sum vầy dành cho CNLĐ là một hoạt động được các cấp công đoàn tổ chức hằng năm, có ý nghĩa thiết thực, góp phần tích cực cùng cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện an sinh xã hội, thể hiện sự quan tâm, động viên kịp thời của tổ chức công đoàn để đoàn viên, người lao động được vui tết đón xuân, đồng thời lan tỏa thông điệp đoàn kết, chia sẻ với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau" trong cộng đồng và toàn xã hội./.

Diệu Hoa

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh

|
Views:
Font size: A- A A+

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG

KHÓA XIX, NHIỆM KỲ 2020-2025

 

 

Đ/c Dương Văn Thái

Bí thư Tỉnh ủy, 

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh

 

Đ/c Lê Thị Thu Hồng

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, 

Chủ tịch HĐND tỉnh

 

Đ/c Lê Ánh Dương

Phó Bí thư Tỉnh ủy,

Chủ tịch UBND tỉnh

 

Đ/c Lâm Thị Hương Thành

Ủy viên BTV Tỉnh ủy,

Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh

 

Đ/c Nghiêm Xuân Hưởng

Tỉnh ủy viên,

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh

 

Đ/c Mai Sơn

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh

Đ/c Lê Ô Pích

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đ/c Phan Thế Tuấn

Tỉnh ủy viên,

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đ/c Trần Văn Tuấn

Tỉnh ủy viên,

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh

 

Đ/c Nguyễn Việt Oanh

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 

Đ/c Tống Ngọc Bắc

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Đ/c Nguyễn Thị Hương

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy

 

Đ/c Vũ Mạnh Thắng

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

 

Đ/c Phạm Văn Thịnh

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy

Đ/c Trần Công Thắng

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

 

Đ/c Nguyễn Quốc Toản

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Giám đốc Công an tỉnh

 

 

Đ/c Phạm Văn Tạo

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

 

Đ/c Vũ Trí Hải

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 

Bí thư Thành ủy

 

Đ/c Lê Minh Hoàng

Tỉnh ủy viên,

Chánh Văn phòng Tỉnh ủy

 

Đ/c Lê Tuấn Phú

Tỉnh ủy viên,

Chánh Văn phòng UBND tỉnh

 

Đ/c Trương Văn Nam

Tỉnh ủy viên,

Chánh Thanh tra tỉnh

 

 

Đ/c Bùi Thị Thu Thủy

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đ/c Vũ Mạnh Hùng

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Nội vụ

Đ/c Nguyễn Đình Hiếu

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Tài chính

 

Đ/c Bùi Thế Chung

Tỉnh ủy viên,

Hiệu trưởng Trường Chính trị

Đ/c Dương Thanh Tùng

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Hiệp Hòa

 

Đ/c Tạ Việt Hùng

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

 

Đ/c Ngô Văn Nam

Tỉnh ủy viên,

Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Đ/c Từ Quốc Hiệu

Tỉnh ủy viên,

Phó Giám đốc Sở Y tế

Đ/c Đào Xuân Cường

Tỉnh ủy viên,

Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh

 

Đ/c Phạm Việt Dũng

Tỉnh ủy viên,

Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy

Đ/c Thân Minh Quế

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Đảng ủy Các cơ quan tỉnh

 

Đ/c Nguyễn Hoàng Trung

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh

 

Đ/c Lương Xuân Lộc

Tỉnh ủy viên,

Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh

Đ/c Trịnh Văn Ánh

Tỉnh ủy viên,

Tổng Biên tập Báo Bắc Giang

 

 

Đ/c Nguyễn Văn Cảnh

Tỉnh ủy viên,

Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh

 

Đ/c Tạ Huy Cần

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Lạng Giang

Đ/c Thạch Văn Chung

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Yên Dũng

 

Đ/c Ngô Tiến Dũng

Tỉnh ủy viên,

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Đ/c Đinh Đức Cảnh

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Tân Yên

 

 

Đ/c Nguyễn Thị Kim Dung

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Lục Nam

Đ/c Đặng Đình Hoan

Tỉnh ủy viên,

Chủ tịch Thành phố Bắc Giang

 

 

 

Đ/c Nguyễn Văn Dũng 

Tỉnh ủy viên, 

Bí thư Thị ủy Việt Yên

 

Đ/c Đào Duy Trọng

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Yên Thế

 

 

Đ/c Vương Tuấn Nghĩa

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn

 

Đ/c Ngụy Văn Tuyên

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Huyện ủy Sơn Động

Đ/c Ngụy Thị Tuyến

Tỉnh ủy viên,

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Đ/c Thân Trung Kiên

Tỉnh ủy viên,

Bí thư Tỉnh đoàn

 

 

Đ/c Trần Tuấn Nam

Tỉnh ủy viên,

Phó TB Tuyên giáo Tỉnh ủy

 

Đ/c Nguyễn Thế Thi

Tỉnh ủy viên,

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

|
Views:
Font size: A- A A+

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BẮC GIANG NHIỆM KỲ 2020 - 2025

THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY

 

Đ/c Dương Văn Thái

Bí thư Tỉnh ủy

Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh

Đ/c Lê Thị Thu Hồng

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, 

Chủ tịch HĐND tỉnh

 

Đ/c Lê Ánh Dương

Phó Bí thư Tỉnh ủy, 

Chủ tịch UBND tỉnh

 

ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY

 

Đ/c Lâm Thị Hương Thành

 

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh

Đ/c Mai Sơn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Đ/c Lê Ô Pích

Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đ/c Nguyễn Việt Oanh

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Đ/c Tống Ngọc Bắc

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy

Đ/c Nguyễn Thị Hương

Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy

Đ/c Vũ Mạnh Thắng

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

Đ/c Phạm Văn Thịnh

Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy

Đ/c Trần Công Thắng

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh

Đ/c Nguyễn Quốc Toản

Giám đốc Công an tỉnh

Đ/c Phạm Văn Tạo

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân tỉnh

Đ/c Vũ Trí Hải

Bí thư Thành ủy

|
Views:
Font size: A- A A+
Khái quát chung tiềm năng tài nguyên khoáng sản và điều kiện khai thác mỏ tỉnh Bắc Giang

Tiềm năng khoáng sản tỉnh Bắc Giang nói chung không lớn, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã điều tra, phát hiện được một số mỏ và điểm mỏ khoáng sản của 15 loại khoáng sản gồm các loại: năng lượng, kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng thông thường. Nhiều loại có giá trị thương mại cao, có tiềm năng như than (dự báo trữ lượng trên 113,5 triệu tấn); các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có trữ lượng khá lớn, phân bố khắp nơi trong tỉnh, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến phục vụ cho xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông như: sét, gạch, ngói (dự báo trữ lượng 365 triệu m3), cát sỏi, đất san lấp; khoáng sản có triển vọng và phân bố chủ yếu các huyện miền núi như: quặng đồng, vàng, chì, kẽm.

Khoáng sản nhiên liệu (than): Phân bố chủ yếu tại các huyện Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế, Lục Ngạn. Trữ lượng khoảng 113,582 triệu tấn, than có chất lượng trung bình đến thấp. Hiện nay các mỏ được cấp giấy phép khai thác gồm: Đồng Rì, Bố Hạ, An Châu, Đông Nam Chũ, Thanh Sơn, Nước Vàng.

Khoáng sản kim loại: Có quặng sắt, quặng đồng, chì, kẽm, vàng, thủy ngân. Trong đó:

+ Quặng sắt: có 01 mỏ tại khu vực xã Xuân Lương, huyện Yên Thế trữ lượng 0,503 triệu tấn, mỏ có quy mô nhỏ, chất lượng thấp, hiện mỏ đã cấp phép khai thác.

+ Chì - kẽm: có 4 điểm mỏ nhỏ, phân bố tại các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Sơn Động. Các điểm mỏ có hàm lượng quặng nghèo. Hiện đã cấp phép 01 điểm mỏ Hoa Lý, huyện Sơn Động, 03 mỏ còn lại chưa được đánh giá, xác định trữ lượng (gồm điểm quặng Làng Lát, Dĩnh Bạn, Mỏ Trạng).

+ Vàng: có 3 điểm sa khoáng, 2 điểm vàng gốc, phân bố tại huyện Yên Thế và huyện Lục Ngạn, hiện các điểm vàng chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chưa cấp phép.

+ Thủy ngân: Có 1 điểm Văn Non thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.

+ Quặng đồng: Phân bố rải rác trên địa bàn huyện Lục Ngạn và Sơn Động với khoảng 200 vị trí có khoáng hóa. Nhìn chung, quặng đồng có hàm lượng nghèo, quy mô nhỏ, chỉ phù hợp phát triển công nghiệp địa phương.

Khoáng chất công nghiệp: Có các khoáng sản như: barit, kaolin, than bùn, felspat.

Cụ thể:

+ Khoáng sản barit: Tập trung tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế (các mỏ Lang Cao, Núi Ri - Núi Dành, Núi Chùa - huyện Tân Yên, Ngọc Sơn- huyện Hiệp Hoà, Mỏ Trạng - huyện Yên Thế). Các mỏ Lang Cao, Núi Chùa, Núi Rì - Núi Dành đã được thăm dò và đánh giá trữ lượng, với tổng trữ lượng 567 ngàn tấn; điểm Ngọc Sơn và Mỏ Trạng chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng. Nhìn chung các mỏ có quy mô nhỏ, chất lượng trung bình, có thể khai thác phục vụ công nghiệp địa phương. Hiện có 01 mỏ Lang Cao đã được cấp phép khai thác.

+ Kaolin: có 01 điểm mỏ tại ở xã Trí Yên - huyện Yên Dũng, mỏ đã được khảo sát sơ bộ, xác định trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 13 triệu m 3, chưa cấp phép khai thác.

+ Than bùn: có 02 mỏ tại huyện Việt Yên và huyện Lục Nam, trữ lượng 168,5 ngàn tấn, hiện chưa cấp phép. Các mỏ than bùn chủ yếu nằm ở các vùng đất trồng lúa, vì vậy không có khả năng khai thác.

+ Felspat: có 01 điểm mỏ tại Ngọc Sơn - Hiệp Hòa, trữ lượng 591,5 ngàn tấn, hiện chưa cấp phép. Chất lượng xấu, chỉ có thể khai thác, chế biến phục vụ cho sản xuất gạch ceramic.

+ Sét gốm: Có 1 mỏ sét gốm Lương Phong (Hiệp Hòa) trữ lượng nhỏ, không có triển vọng khai thác công nghiệp. Tổng trữ lượng sét gốm mỏ Lương Phong (C1+C2) là 313 nghìn tấn, mỏ chưa được cấp phép.

+ Sét chịu lửa: Có 2 điểm mỏ là Thượng Lát - huyện Việt Yên và Phố Thắng - huyện Hiệp Hòa, tổng trữ lượng là 342,878 ngàn tấn, chất lượng không cao, hiện nay chưa cấp phép.

Khoáng sản vật liệu xây dựng: Gồm sét, gạch, ngói, cát, cuội, sỏi, đá xây dựng, sét gốm, sét chịu lửa được phân bố rải đều trên các huyện. Cụ thể:

+ Sét gạch ngói: có 132 mỏ và điểm mỏ đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác giai đoạn đến năm 2020, với trữ lượng tài nguyên là 85,49 triệu m 3, đã cấp 04 giấy phép. Sét gạch ngói trên địa bàn tỉnh phân bố rộng, trữ lượng lớn, có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất gạch ngói.

+ Cát, cuội, sỏi xây dựng: 4 mỏ cát xây dựng và 51 bãi cát sỏi lòng sông thuộc sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo trên 100 triệu m3, đã cấp 12 giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông. Cát, sỏi có chất lượng tương đối tốt, có thể làm vật liệu cho sản xuất bê tông, hồ, vữa.

+ Đá vật liệu xây dựng: Có 02 mỏ (mỏ Xóm Dõng, xã An Lạc - huyện Sơn Động dự báo khoảng 5 triệu m3 và mỏ Lục Sơn - huyện Lục Nam trữ lượng trên 10 triệu m3), Các mỏ đá của tỉnh có chất lượng thấp, chỉ phù hợp cho việc khai thác cho nhu cầu làm vật liệu xây dựng, làm đường, thủy lợi.

+ Đất, đá san lấp mặt bằng: Trên địa bàn tỉnh có 50 khu vực đất có thể đưa vào làm vật liệu san lấp mặt bằng trong giai đoạn 2013-2020, với tổng diện tích là 349,3 ha, tài nguyên dự báo trên 26.326.000 m3./.

BGP

 

 

 

Tăng cường thông tin, xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước

|
Views:
Font size: A- A A+
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.
Tăng cường thông tin, xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) chỉ đạo lực lượng QLTT tại địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tại các địa phương theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát tình hình sản xuất thóc, gạo tại địa phương thông tin tới Bộ Công Thương về sản lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch trên địa bàn. Đôn đốc các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường có phương án về nguồn hàng thóc, gạo. Chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo duy trì lượng thóc, gạo dự trữ bình ổn thị trường để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết. Chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương thông tin tình huống phát sinh tại địa phương đề xuất giải pháp liên quan.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn và việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước, ảnh hưởng đến uy tín gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường gạo thế giới, dự báo nhu cầu nhập khẩu của các thị trường; diễn biến tình hình thị trường trong nước, chủ động phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất các biện pháp xử lý đảm bảo an ninh lương thực và hiệu quả trong xuất khẩu gạo. Chú trọng thông tin diễn biến tình hình thị trường gạo thế giới, góp phần tạo cơ sở định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của thương nhân và của người sản xuất. Chủ động đề xuất với Bộ Công Thương các chương trình xúc tiến thương mại vào các thị trường và cách tiếp cận đối với từng thị trường cụ thể. 

Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thương mại gạo thế giới, động thái của các nước xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ của các nước nhập khẩu, trao đổi cùng Hiệp hội để xây dựng phương án đảm bảo hiệu quả xuất khẩu. Tích cực tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn sở tại. Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; bồi dưỡng đội ngũ làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thị trường, marketing theo hướng chuyên nghiệp; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nắm bắt, khai thác thông tin thị trường, đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.

* Xem chi tiết Chỉ thị tại đây./.

Thảo My

 

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028

|
Views:
Font size: A- A A+
Sáng 28/7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028.
Các đại biểu tham dự Đại hội.

Dự Đại hội, về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Nguyễn Quốc Cường - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; Phạm Tiến Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. 

Về phía tỉnh Bắc Giang có các đồng chí: Dương Văn Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Bùi Văn Hải - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; nguyên lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh qua các thời kỳ; đại biểu Hội Nông dân các tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên và gần 300 đại biểu là cán bộ, hội viên ưu tú đại diện cho gần 250 nghìn hội viên trong toàn tỉnh. 

Đồng chí Nguyễn Văn Thi - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khóa IX phát biểu khai mạc Đại hội.

Hoàn thành và hoàn thành vượt mức 13/13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra

Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Thi - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; hoàn thành và hoàn thành vượt mức 13/13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018-2023 đề ra. 

Các cấp hội tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết của hội và quy định của địa phương. Quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi, tổ hội theo hướng thiết thực, hiệu quả gắn với sản xuất, đời sống của nông dân. Kết nạp mới hơn 15 nghìn hội viên, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh lên gần 250 nghìn người. Hằng năm, số cơ sở hội xếp loại vững mạnh đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục được xác định là phong trào trọng tâm của hội. Phong trào thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân tham gia, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế với nhiều sản phẩm chủ lực như: vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, gạo nếp cái hoa vàng Hiệp Hòa, nấm Lạng Giang…

Trong nhiệm kỳ, toàn tỉnh có gần 430 nghìn lượt hộ hội viên đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (đạt 155% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội). Nhiều cá nhân, tập thể tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử. Đẩy mạnh tăng trưởng vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, tính đến ngày 15/6/2023, tổng số vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đạt hơn 69 tỷ đồng, tăng 14 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ (đạt 110,5% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội). Các cấp hội động viên nông dân tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội theo quy định; tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn tặng hoa chúc mừng Đại hội.

Với tinh thần " Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác -  Phát triển" nhiệm kỳ 2023 - 2028, Đại hội xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề ra 11 chỉ tiêu, các cấp hội tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới; tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề đáp ứng nhu cầu; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

Trong đó, các cấp hội phấn đấu kết nạp 6 nghìn hội viên, thành lập mới 400 tổ hội, 100 chi hội nông dân nghề nghiệp; có từ 97% cơ sở hội trở lên hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ. Hàng năm có từ 60% trở lên số hội nông dân đăng ký đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp tăng trưởng bình quân 10%/năm, cuối nhiệm kỳ tổng nguồn vốn cấp tỉnh đạt 25 tỷ đồng. Hội Nông dân trực tiếp đào tạo và cấp chứng chỉ nghề cho 750 lao động, phối hợp đào tạo nghề cho 5 nghìn lao động nông thôn, hỗ trợ được ít nhất 8 nghìn hộ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử. Cùng đó, các cấp hội hỗ trợ thành lập mới 150 tổ hợp tác và 50 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Trên cơ sở thảo luận, đánh giá đúng tình hình, tổng kết sâu sắc thực tiễn, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ, Đại hội xác định tập trung vào các giải pháp như: Xây dựng tổ chức hội và giai cấp nông dân vững mạnh; phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ dịch vụ, tư vấn đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Xây dựng, phát triển Hội Nông dân tỉnh vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn ghi nhận và biểu dương những kết quả, thành tích trong công tác Hội và phong trào nông dân mà Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.

Đồng chí đề nghị các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền vận động để khơi dậy khát vọng, phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp và chính đáng của hội viên nông dân. Các cấp Hội Nông dân tỉnh cần tranh thủ những lợi thế của tỉnh, tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề cho hội viên, nông dân theo hướng đào tạo những nghề thiết thực, phù hợp với thị trường lao động và thực tiễn địa phương, đồng thời nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông thôn; đời sống, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị chính đáng của nông dân, thể hiện trách nhiệm của mình đối với nông dân, hiểu nông dân và vì nông dân.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái phát biểu tại Đại hội.

Phát biểu tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tích mà các cấp hội, hội viên nông dân tỉnh đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa X cần tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; khẩn trương xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện để sớm đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống.

Các cấp Hội Nông dân tỉnh cần quan tâm, tập trung bám sát và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, gắn với thực hiện nhiệm vụ công tác hội trong tình hình mới. Trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 07/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, các cấp hội cần tích cực, chủ động, làm tốt hơn nữa công tác tham mưu; kịp thời phản ánh, đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả trên các mặt công tác.

Tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức hội vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, là nòng cốt của phong trào nông dân, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên nông dân. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút nông dân tham gia tổ chức Hội. Quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các tổ chức hội, cán bộ hội nông dân phải đi tiên phong trong việc thực hiện phương châm “3 dám, 3 hơn, 5 rõ” theo tinh thần Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 02/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Các cấp Hội Nông dân phải không ngừng đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng mạnh về cơ sở. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hội viên phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững môi trường an ninh, an toàn khu vực nông thôn. Đặc biệt, cần khơi dậy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển; mỗi cán bộ, hội viên nông dân phải gạt bỏ suy nghĩ nông nghiệp không thể làm giàu; chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, thi đua xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa mới,...

Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Các cấp hội cần làm tốt vai trò cầu nối 04 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà nước - nhà doanh nghiệp). Vận động nông dân tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và phát triển các chuỗi liên kết giá trị. Đây chính là hướng đi, là chìa khóa để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay; giúp người nông dân bớt chân lấm tay bùn, trở thành lực lượng sản xuất chuyên nghiệp, năng động, văn minh, hiện đại.

Các cấp Hội Nông dân tiếp tục phát huy vai trò đại diện của nông dân tích cực tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội; tích cực tham gia xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách, nhất là về nông dân, nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò, quyền làm chủ của người dân. Tăng cường bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ, hội viên ưu tú cho cấp ủy xem xét, kết nạp vào Đảng.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái tặng hoa chúc mừng Đại hội.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái cho rằng, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đồng chí đề nghị các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh tiếp tục quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của các cấp hội và phong trào nông dân. Đồng thời đề nghị các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh tích cực phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện để HND các cấp phát huy vai trò, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đồng chí tin tưởng rằng Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa X sẽ kế thừa, phát huy truyền thống hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành của giai cấp nông dân Việt Nam; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa phong trào nông dân tỉnh tiếp tục có bước phát triển vững mạnh hơn nữa trong thời gian tới; cùng toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương Bắc Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang khóa X, nhiệm kỳ 2023-2028.

Trước đó, trong ngày làm việc thứ nhất (27/7), Đại hội đã bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa X, nhiệm kỳ 2023-2028. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân khóa mới. Đồng chí Nguyễn Văn Thi tái đắc cử chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh. Đồng chí Lã Văn Đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh khóa IX tái đắc cử chức Phó Chủ tịch HND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thế Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HND tỉnh.

Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028. Nghị quyết xác định 11 chỉ tiêu; 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. 

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Văn Đoàn trao Cờ thi đua xuất sắc của Trương ương Hội Nông dân Việt Nam
cho Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang.

Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Cờ đơn vị xuất sắc cho Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang do hoàn thành xuất sắc công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018-2023. Đồng chí Nguyễn Quang Nông - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khóa IX được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba do có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2018 đến năm 2023, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái trao Huân chương Lao động hạng Ba
cho đồng chí Nguyễn Quang Nông - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khóa IX. 

Dương Thủy 

UBND tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Central Retail ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều

|
Views:
Font size: A- A A+
Chiều 16/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì buổi làm việc với Tập đoàn Central Retail về Kế hoạch hợp tác tiêu thụ vải thiều năm 2023. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện Lục Ngạn, Tân Yên; Văn phòng UBND tỉnh; Tập đoàn Central Retail Việt Nam và Siêu thị GO!.
Sở Công Thương Bắc Giang và Tập đoàn Central Retail ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, năm 2023, tổng diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang là 29.700 ha, sản lượng ước đạt trên 180.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải thiều từ ngày 25/5 - 30/7. Đến nay, toàn tỉnh duy trì 178 mã số vùng trồng đủ điều kiện sản xuất phục vụ xuất khẩu, diện tích 16.694,9 ha; đồng thời hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp thêm 45 mã số vùng trồng; nâng tổng số vùng sản xuất năm 2023 là 223 vùng trồng, sản lượng ước đạt trên 115.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Duy trì 215 cơ sở đủ điều kiện đóng gói quả vải tươi xuất khẩu.

Về thị trường và sản lượng tiêu thụ, thị trường nội địa dự kiến tiêu thụ 81.000 tấn (chiếm khoảng 45% tổng sản lượng) chủ yếu thông qua các thương nhân phân phối, chợ đầu mối các tỉnh phía Bắc; tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam; trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị; chợ truyền thống thông qua các thương nhân, doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ.... và trên các sàn thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế. Thị trường xuất khẩu dự kiến tiêu thụ 99.000 tấn (chiếm khoảng 55% tổng sản lượng) tập trung chủ yếu thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia, khu vực như: EU, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia…

Để đảm bảo niên vụ vải thiều 2023 tiếp tục thắng lợi, tỉnh tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng trừ  sâu bệnh gây hại ngay từ đầu vụ, đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật; hướng dẫn thực hiện đúng quy định của nước nhập khẩu, hệ thống phân phối về quy trình thu hoạch, bảo quản, đóng gói, sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm…

Đồng thời tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong quá trình hỗ trợ nông dân tiêu thụ vải thiều. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng của các tỉnh để bàn các biện pháp kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ vải thiều.

Chủ động và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ các thương nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến khảo sát, tìm hiểu, ký kết hợp đồng tiêu thụ và chế biến vải thiều; kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình chế biến và tiêu thụ vải thiều.

Bên cạnh đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ vải thiều, dịch vụ hỗ trợ cho thu hoạch và tiêu thụ vải thiều. Triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, công tác phòng cháy chữa cháy; an toàn giao thông, tổ chức phân luồng giao thông tại các tuyến đường chính, tạo điều kiện tốt nhất cho việc vận chuyển tiêu thụ vải thiều và đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người dân.

Quản lý chặt chẽ mã vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên bao bì sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các thương nhân, chống các hành vi gian lận thương mại, hạn chế tối đa hiện tượng ép cân, ép giá, tăng giá đột biến các mặt hàng phụ trợ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời nắm bắt thông tin về diễn biến thị trường giúp nhân dân, doanh nghiệp chủ động tiêu thụ, chế biến.

Ông Paul Lê - Phó Chủ tịch phụ trách Xúc tiến Thương mại, Tập đoàn Central Retail phát biểu tại buổi làm việc.

Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Paul Lê - Phó Chủ tịch phụ trách Xúc tiến Thương mại, Tập đoàn Central Retail đánh giá cao chất lượng vải thiều Bắc Giang và chia sẻ về những khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản của địa phương. Ông Paul Lê mong muốn được hợp tác và phát triển hơn nữa trong tiêu thụ vải thiều và nông sản khác của tỉnh, đồng thời cam kết sẽ đồng hành cùng với tỉnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải thiều, nông sản và một số sản phẩm OCOP khác.

Năm 2022, Central Retail Việt Nam tiêu thụ 230 tấn vải thiều và hơn 2.000 tấn nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang. Trong năm nay, Tập đoàn cam kết sẽ tăng lượng thu mua tiêu thụ vải thiều trong nước và từng bước mở rộng tiêu thụ tại Thái Lan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cảm ơn Tập đoàn Central Retail đã đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang trong những năm qua. Đồng thời mong muốn hợp tác giữa tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Central Retail sẽ được duy trì, mở rộng hơn nữa, Tập đoàn Central Retail thu mua và tiêu thụ vải thiều nhiều hơn cho tỉnh Bắc Giang.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Tập đoàn Central Retail chung tay cùng Bắc Giang quảng bá sản phẩm đặc sản vải thiều trong hệ thống siêu thị và các hoạt động hội chợ, quảng bá; ký kết tiêu thụ vải cho nông dân Bắc Giang với sản lượng nhiều hơn. Tỉnh cam kết quả vải Bắc Giang đưa vào siêu thị là quả vải chất lượng. Ngoài sản phẩm quả vải, tỉnh Bắc Giang còn nhiều sản phẩm hàng hóa có thế mạnh, chất lượng tốt nhiều dư địa trong hợp tác lâu dài.

Tại buổi làm việc, Sở Công Thương Bắc Giang và Tập đoàn Central Retail đã ký kết thỏa thuận hợp tác tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2023 tại hệ thống Siêu thị GO! của Tập đoàn./.

Thảo My

 

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang

|
Views:
Font size: A- A A+

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BẮC GIANG

 

 

 
 

Đ/c Dương Văn Thái

Bí thư Tỉnh ủy,

Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh

 

 

 

Đ/c Trần Văn Tuấn

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách

 

 

Thường trực HĐND tỉnh

|
Views:
Font size: A- A A+

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NHIỆM KỲ 2021 – 2026

 

THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH

 

Đ/c Lê Thị Thu Hồng

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,

Chủ tịch HĐND tỉnh

 

Đ/c Lâm Thị Hương Thành

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh

 

Đ/c Nghiêm Xuân Hưởng

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh

Đ/c Hà Văn Bé

Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh

Đ/c Nguyễn Thế Toản

Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh

Đặng Hồng Chiến

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh

Công điện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp 2/9 và khai giảng năm học mới

|
Views:
Font size: A- A A+
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 1038/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian Lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 2018 - 2019.
Ảnh minh họa

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh và khai giảng năm học mới 2018 - 2019, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan: Công an, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ thẩm quyền, trách nhiệm được giao, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông và nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Lễ, nhất là các tuyến vận tải kết nối Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các khu vui chơi, địa điểm du lịch, các đầu mối giao thông lớn; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện trong hoạt động vận tải, nhắc nhở các lái xe, lái tàu tuân thủ quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt thận trọng khi điều khiển phương tiện trên đường đèo dốc, giao cắt đường bộ với đường sắt, trên các tuyến, luồng đường thủy có mật độ lớn, điều kiện thủy văn phức tạp, nhất là thời điểm mưa, bão, lũ. Có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến; kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm tình trạng tăng giá vé trái quy định, chở quá số người quy định.

2. Đẩy mạnh tuyền truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn để nâng cao ý thức của người dân, không lái xe vượt quá tốc độ; không lái xe sau khi uống rượu, bia; không sử dụng điện thoại khi lái xe; thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô tham gia giao thông; dừng xe quan sát an toàn khi qua đường ngang đường sắt và khi đi từ đường phụ ra đường chính; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; mặc áo phao đúng quy định khi đi đò; tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

3. Triển khai "Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường - tháng 9", các trường học đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học, sinh viên; chỉ đạo việc ký cam kết chấp hành quy định an toàn giao thông giữa nhà trường, gia đình và học sinh; phối hợp cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực cổng trường học; tiếp tục triển khai mô hình "Cổng trường an toàn".

4. Có phương án phối hợp liên ngành và giữa các địa phương để tổ chức, điều tiết giao thông hợp lý, bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện, kịp thời giải quyết các sự cố, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, đặc biệt là các đầu mối giao thông trọng điểm, các tuyến đường ra vào thành phố Hà Nội và Thành phồ Hồ Chí Minh. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về tốc độ, quy định về nồng độ cồn, đi sai phần đường, làn đường, chở quá số người quy định, sử dụng phương tiện quá niên hạn kiểm định, đón, trả khách không đúng nơi quy định... chú trọng đối với xe ô tô chở khách, xe chở container. Lập phương án phòng chống, ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép. Tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực trường học, không để xảy ra ùn tắc giao thông trong ngày khai giảng. Tăng cường công tác kiểm tra an toàn giao thông tại bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch, trên các tuyến, luồng đường thủy phức tạp, nhất là thời điểm mưa, bão, lũ.

5. Tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở do mưa, lũ trong thời gian qua, nhất là tại các tỉnh miền núi phía Bắc; kiểm tra, rà soát bổ sung hệ thống vạch sơn, biển báo hiệu giao thông, đèn tín hiệu, thiết bị cảnh báo phản quang tại các nút giao thông, các đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế... tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; các đơn vị thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng tăng cường hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.

6. Ủy ban nhân dân các địa phương đẩy mạnh vận động các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng tham gia cảnh giới, hướng dẫn giao thông tại các điểm có nguy cơ cao về tai nạn giao thông, nhất là các vị trí đường dân sinh, lối đi tự mở, đường ngang đường sắt mất an toàn giao thông trên địa bàn. Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tai nạn giao thông tại các vị trí đường ngang đường sắt trên địa bàn.

7. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông, phối hợp giải quyết, khắc phục kịp thời các sự cố, tai nạn giao thông.

8. Các Bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình trật tự, an toàn giao thông trong 3 ngày nghỉ Lễ Quốc khành (từ ngày 1 đến hết ngày 3 tháng 9 năm 2018), gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trước 16 giờ 00' ngày 3 tháng 9 năm 2018 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thu Huệ

Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2014

|
Views:
Font size: A- A A+

Lan tỏa, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Bắc Giang

|
Views:
Font size: A- A A+
Theo đánh giá của Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang, thời gian qua, tinh thần khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước lan tỏa, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp được thực hiện bài bản, phong phú hơn.
Bắc Giang đang thực hiện các chương trình hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đặc biệt, số lượng dự án khởi nghiệp tăng, ngày càng có chất lượng, chủ yếu tập trung vào các ý tưởng phát triển nâng cao giá trị cho sản phẩm tại địa phương, doanh nghiệp.

Theo thống kê của Sở KH&CN Bắc Giang, toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp KH&CN thuộc lĩnh vực cơ khí tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ nông nghiệp, sinh học, y dược và bảo vệ môi trường. Đây cũng là những doanh nghiệp tiên phong trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, số doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp KH&CN vẫn còn thấp, các dự án khởi nghiệp mới bước đầu hình thành, quy mô nhỏ, hoạt động đổi mới sáng tạo chủ yếu diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp, chưa tạo sự liên kết, cùng phát triển. 

Các doanh nghiệp còn thiếu các thông tin về các nguồn đầu tư, chương trình hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, trong khi hoạt động tài trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chỉ mới bắt đầu và đang thực hiện ở công tác truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực...

Để tạo chuyển biến mới trong thực hiện Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp.

Trong giai đoạn này, UBND tỉnh sẽ bố trí nguồn ngân sách để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, điển hình như: Hỗ trợ phát triển 20 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 8-10 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ưu tiên doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN có đủ điều kiện). Hình thành tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ khởi nghiệp; đào tạo từ 20-25 huấn luyện viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... Hỗ trợ kinh phí để các ngành tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh; ngày hội thanh niên, phụ nữ, nông dân khởi nghiệp; các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại; thúc đẩy các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, sản phẩm OCOP... 

Nhằm tạo sự lan tỏa trong cộng đồng hơn nữa, dự kiến năm 2023, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Bắc Giang – Techfest Bắc Giang. Đây là sự kiện thúc đẩy phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong một số lĩnh vực như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tài sản trí tuệ… và các sản phẩm sáng tạo.

Techfest Bắc Giang 2023 cũng nhằm vận động các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (các start-up), các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư cá nhân, nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh tham gia; thúc đẩy được liên kết các thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Bắc Giang kết nối với các chủ thể của hệ sinh thái Techfest các tỉnh lân cận và quốc gia.

Thông qua sự kiện này, Ban Tổ chức dự kiến đặt mục tiêu kiến tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang, phát huy các tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh như: Xây dựng và kết nối mạng lưới chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong nước, quốc tế với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận; đối thoại chính sách giữa các chuyên gia, nhà quản lý với cộng đồng khởi nghiệp để đề xuất xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với thực tiễn địa phương và khu vực.

Đồng thời tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các start-up, các cá nhân khởi nghiệp với các chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia; quảng bá các sản phẩm/dịch vụ KHCN và sản phẩm chủ lực, kết nối sản phẩm đến người tiêu dùng, nhà quản lý, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường, định hướng phát triển cho các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian tới.

Các hoạt động chính sẽ diễn ra tại sự kiện như: Tổ chức Cuộc thi "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang năm 2023"; diễn đàn chính sách: "Hành lang khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và cơ hội phát triển", diễn đàn "Tuổi trẻ Bắc Giang hưởng ứng xây dựng hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp"...

Hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo của tỉnh Bắc Giang được kỳ vọng sẽ tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu "Vì một Bắc Giang phát triển toàn diện, vững chắc".

Tin từ Sở Khoa học và Công nghệ

Bắc Giang: Tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tác quốc tế

|
Views:
Font size: A- A A+
Ngày 16-12, Sở Ngoại vụ tỉnh Bắc Giang phối hợp với Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) tổ chức Hội nghị “Tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tác quốc tế”.

Tham dự Hội nghị, về phía Ban Điều phối viện trợ nhân dân, có Bà Hoàng An Duyên, Phó Trưởng ban Điều phối viện trợ nhân dân;

Về phía tỉnh Bắc Giang, có Ông Ngô Biên Cương, Giám đốc Sở Ngoại vụ; Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ; Bà Tống Thị Hương Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động cùng đại diện một số cơ quan, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố của tỉnh.

Về phía các tổ chức PCPNN và các đối tác quốc tế, có đại diện 07 tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài gồm: Tổ chức Christina Noble Children’s Foundation (CNCF); Tổ chức Latter Day Saint Charities (LDSC); Tổ chức Korea Food for Hungry International (KFHI); Tổ chức Daejin International Volunteers Association (DIVA); Tổ chức Young With A Mission (YWAM); Tổ chức Fraternite Europe Asie (FEA) và Công ty TNHH Yokoi Mould Việt Nam.

Quang cảnh hội nghị 

 

Hội nghị tổ chức nhằm mục đích trao đổi thông tin, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh Bắc Giang với các tổ chức PCPNN và các đối tác khác, nhằm triển khai có hiệu quả chương trình “Tăng cường hợp tác và vận động viện trợ PCPNN của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 – 2025” đã được UBND tỉnh ban hành.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, ông Ngô Biên Cương - Giám đốc Sở Ngoại vụ cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã nhận được sự quan tâm, đồng hành của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong công tác an sinh xã hội của tỉnh. Đây là nguồn lực quan trọng góp phần vào sự phát triển của tỉnh, nhất là trong công tác ASXH, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển y tế, giáo dục, nông nghiệp và nông thôn, các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK của tỉnh. Đặc biệt, trong thời điểm tỉnh Bắc Giang là tâm dịch Covid-19 năm 2021, tỉnh đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch của các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Cùng với sự hỗ trợ về kinh phí, vật chất, hoạt động phi chính phủ nước ngoài còn tạo cơ hội để người dân tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm, cách làm mới trong phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.

Ông Ngô Biên Cương - giám đốc Sở Ngoại vụ phát biểu tại Hội nghị

Giai đoạn 2020-2022, trung bình mỗi năm có khoảng 20 tổ chức có đăng ký hoạt động tại địa bàn tỉnh Bắc Giang; thu hút được 44 khoản viện trợ với tổng giá trị viện trợ cam kết hơn 1,4 triệu USD (hơn 33,2 tỷ đồng). Các khoản viện trợ tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế. Ngoài ra là lĩnh vực phát triển nông thôn, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường... Nhóm đối tượng thụ hưởng thường là người yếu thế như phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, hộ nghèo, người dân khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc ít người.

Ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ báo cáo công tác PCPNN của tỉnh giai đoạn 2020-2022

Bên cạnh đó, tỉnh còn có 31 khoản viện trợ phi dự án của các tổ chức, cá nhân nước ngoài với tổng giá trị hơn 200 nghìn USD (4,8 tỷ đồng) về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (trao tặng học bổng, trang thiết bị dạy học, cải thiện sức khoẻ học đường, nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho học sinh, cung cấp tình nguyện viên); lĩnh vực an sinh xã hội (tặng quà, hỗ trợ xe lăn cho người khuyết tật, tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn); hỗ trợ công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan và các tổ chức PCPNN đã chia sẻ, trao đổi, thảo luận về giải pháp nâng cao hiệu quả vận động viện trợ PCPNN; đề xuất giải quyết những khó khăn, tồn tại khi triển khai tại tỉnh như: Miễn giấy phép lao động và cấp visa cho tình nguyện viên; tăng cường tiếp xúc song phương nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh với các tổ chức PCPNN đã và đang hoạt động tại tỉnh...; Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, vận động viện trợ theo lĩnh vực ưu tiên và danh mục các đề xuất vận động viện trợ của tỉnh hằng năm theo định hướng Chương trình tăng cường hợp tác và vận động viện trợ PCPNN của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2025.

Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị 

Tỉnh Bắc Giang mong muốn các tổ chức PCPNN, các tổ chức quốc tế tiếp tục triển khai, mở rộng chương trình, vùng dự án tài trợ với quy mô lớn hơn, địa bàn rộng hơn. Đồng thời quan tâm, tìm hiểu, chọn lựa Bắc Giang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ địa phương phát triển.

Là cơ quan đầu mối vận động viện trợ PCPNN của tỉnh và giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động PCPNN, Sở Ngoại vụ tỉnh Bắc Giang cam kết phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong quá trình khảo sát và triển khai các khoản viện trợ; Cung cấp kịp thời thông tin, nhu cầu vận động viện trợ của tỉnh; Hỗ trợ tổ chức trong khảo sát, xây dựng các chương trình, dự án viện trợ tại tỉnh; Quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc hoặc kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết những kiến nghị chính đáng; Phối hợp với Cục Ngoại vụ, Ban Điều phối viện trợ nhân dân trong việc cấp mới, gia hạn giấy đăng ký hoạt động, đăng ký địa bàn hoạt động và các hoạt động khác của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định./.

Tin từ Sở Ngoại vụ

 

Lạng Giang: Đại biểu HĐND huyện tiếp xúc với cử tri 3 xã: Đại Lâm, Xương Lâm và Tân Hưng

|
Views:
Font size: A- A A+
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5- HĐND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026. Sáng ngày 10/11/2022 tại xã Tân Hưng đoàn Đại biểu HĐND huyện Lạng Giang đã tổ chức tiếp xúc với cử tri 3 xã: Đại Lâm, Xương Lâm và Tân Hưng. Đồng chí Tạ Huy Cần - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện- trưởng đoàn; cùng dự có các đại biểu ở Tổ số 2 HĐND huyện và lãnh đạo một số Phòng ban, cơ quan của huyện; lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể và cử tri của 3 xã.

 

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri

Tại buổi tiếp xúc cử tri, đồng chí Nguyễn Văn Hà - Bí thư Đảng ủy xã Tân Hưng, đại biểu HĐND huyện đã thông báo tới cử tri về tình hình phát triển kinh tế xã hội và sự điều hành của huyện năm 2022; công tác đảm bảo ANQP, giữ gìn trật tự trị an và đảm bảo trật tự ATGT và công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, xét xử của toà án các cấp. Phương hướng mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp phát triển KT- XH những tháng cuối năm 2022. Thông báo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và của UBMTTQ huyện tại kỳ họp thứ 4, HĐND huyện khoá XX.

Tại hội nghị đã có nhiều cử tri thẳng thắn trao đổi với đại biểu HĐND huyện và đề xuất, kiến nghị tới kỳ họp thứ 5, HĐND huyện khóa XX. Tại hội nghị các cử tri đã phản ánh, đề nghị 9 ý kiến về các vấn đề như: xem xét việc hoàn trả lại tuyến đường vào nghĩa trang Cầu Mọ; đề nghị các cấp xem lại giá đất đền bù hoa mầu giữa năm 2021 và 2022; vấn đề về nước sạch; quỹ chăm sóc cho người cao tuổi; vấn đề xây dựng khu công nghiệp gây bụi bẩn ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân thôn Trại Mới; xem xét việc di chuyển phần mộ tại Nghĩa trang thôn Chuông Vàng...đại diện lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch UBND xã Tân Hưng đã trả lời, tiếp thu những ý kiến, kiến nghị và đề xuất giải quyết mà cử tri nêu. Đồng thời cũng thẳng thắn trao đổi với cử tri những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền của địa phương...

Bí thư Huyện ủy, Tạ Huy Cần - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch HĐND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc tiếp thu, tổ chức rà soát, triển khai các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế mà cử tri phản ánh.

Phát biểu kết luận buổi tiếp xúc với cử tri 3 xã, đồng chí Tạ Huy Cần - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đánh giá cao những ý kiến đóng góp thẳng thắn, trách nhiệm của cử tri các xã và trả lời trực tiếp một số ý kiến, kiến nghị của cử tri, làm rõ những vấn đề thuộc thẩm quyền địa phương. Đồng thời yêu cầu các cơ quan, liên quan; các chủ đầu tư nghiêm túc tiếp thu, tổ chức rà soát, triển khai các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế mà cử tri phản ánh. Đồng chí đề nghị các cấp ủy, chính quyền các xã cần tiếp tục tập trung cao thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra trong năm. 

 

BGP

Việt Yên: Kết quả bước đầu trong thực hiện Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định trên địa bàn huyện Việt Yên, giai đoạn 2021-2025”

|
Views:
Font size: A- A A+
Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò quan trọng, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra, xây dựng hình ảnh và nâng vị thế huyện Việt Yên lên tầm cao mới, hướng tới xây dựng văn minh đô thị, Hội LHPN các cấp trong toàn huyện triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định trên địa bàn huyện Việt Yên, giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là Đề án).

 

Ảnh 2- Hội viên phụ nữ thôn Nội Ninh ủng hộ phế liệu thực hiện chương trình Biến rác thải tái chế thành xe đạp, phần quà, đồ dùng học tập...

Hội LHPN huyện chỉ đạo Hội LHPN cơ sở phối hợp với UBND xã, TT tổ chức triển khai thực hiện Đề án đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện Đề án tại 100% chi hội để cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân nắm được, thực hiện tốt theo hướng dẫn, chú trọng tuyên truyền, vận động thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định, tập trung chỉ đạo Hội cơ sở triển khai phong trào ngày “Chủ nhật xanh”, chăm sóc tuyến đường/con đường hoa do phụ nữ đảm nhận; phối hợp tập trung xử lý các điểm rác không đúng nơi quy định…

Hội LHPN thị trấn Nếnh trao tặng xe đạp cho trẻ em nghèo dịp năm học mới 2022-2023 từ mô hình Biến rác thải thành xe đạp.

Đến nay, Hội LHPN huyện đã tổ chức và phối hợp tổ chức 17 hội nghị tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường, kỹ năng thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, đổ rác đúng nơi quy định, hướng dẫn quy trình xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình bằng cách tạo hố hoặc thùng ủ bằng dung dịch vi sinh EM …với 2.040 đại biểu tham dự. Tại buổi phát động và các hội nghị đã trao tặng 400 xô, sọt, chổi đựng rác, cho tổ tự quản vệ sinh môi trường; cấp phát 151 Pano tuyên truyền treo trục đường chính tại các xã, TT, thôn, TDP; treo trục đường chính 34 băng vượt đường, cấp 5000 tờ gấp tuyên truyền nội dung Đề án.

Hội viên phụ nữ xã Nghĩa Trung tham gia ngày Chủ nhật xanh.

Tại cấp xã, 17/17 cơ sở Hội tổ chức và phối hợp tổ chức được 44 hội nghị tuyên tuyền với 9.164 HVPN tham dự, tại các hội nghị đã trao tặng 3.300 túi vải; 105 chiếc sọt đựng rác, 105 chiếc chổi cho đại biểu dự với trị giá trên 33,9 triệu đồng, phát được trên 20.000 tờ rơi hướng dẫn hội viên phân loại rác thải tại hộ gia đình, tiêu biểu như Hội LHPN xã Thượng Lan tổ chức thành công Hội thi thiết kế trang phục, sản phẩm từ rác tái chế với 8/8 chi Hội PN tham dự; tặng 30 chiếc thùng đựng rác và 30 gói men vi sinh xử lý rác thải hữu cơ cho 30 hộ gia đình với tổng trị giá 10,5 triệu đồng; Hội LHPN xã Tự Lạn tổ chức ra mắt mô hình 02 mô hình điểm“Hộ gia đình hội viên phụ nữ thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định” thôn Rãnh và thôn Râm với 30 thành viên tham gia tặng 100 chổi, xô đựng rác trị giá 5triệu đồng; Hội LHPN xã Vân Trung tổ chức ra mắt mô hình tái chế rác thải nhựa tại chi hội PN thôn Trung Đồng với 20 thành viên tham gia, tái chế 50 chậu nhựa từ các chai nhựa cũ đã trồng cây xanh trưng bày tại đình và nhà văn hóa thôn; Hội LHPN xã Hồng Thái ra mắt mô hình điểm tại thôn Như Thiết với 15 thành viên; Hội LHPN xã Việt Tiến tặng 100 túi đựng rác phân hủy tại thôn Núi…

Hội phụ nữ xã Ninh Sơn trao tặng cặp sách và xe đạp cho các em học sinh nghèo dịp năm học mới 2022-2023.

Ngoài ra, Hội LHPN huyện triển khai đến các cơ sở Hội mô hình “Biến rác thải thành xe đạp, phần quà, phương tiện sinh kế, đồ dùng học tập...". Trên cơ sở đó, các tổ chức Hội tổ chức thu gom rác thải còn tái chế, sử dụng được bán lấy tiền gây quỹ và vận động các nhà hảo tâm trên địa bàn tặng 74 chiếc xe đạp, 13 xuất học bổng, 16 xuất quà, 35 bộ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập, 50 chiếc cặp sách cho 190 học sinh nghèo vượt khó học giỏi, nhận đỡ đầu 02 em học sinh nghèo nhân dịp năm học mới 2022-2023.

Pano tuyên truyền thực hiện Đề án được treo tại xã Tiên Sơn.

Được biết, tính đến nay, toàn huyện có tổng số 162 tổ vệ sinh tại 133/134 thôn, tổ dân phố trên địa bàn được duy trì hoạt động hiệu quả, mà lực lượng nòng cốt, chủ yếu là hội viên phụ nữ; bố trí được 106 điểm tập kết rác thải; duy trì hoạt động hiệu quả 07 lò đốt rác thải huyện; trang bị 06 xe chuyên dụng; 02 xe ô tô chở rác; 2.278 xe gom rác để phục vụ công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện.

 Có được kết quả như trên do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể đặc biệt là sự đóng góp, ủng hộ của hội viên phụ nữ và nhân dân mà kết quả rõ nét nhất là tạo được sự chuyển biến nhận thức của hội viên phụ nữ và nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn khu dân cư xanh sạch đẹp; mang lại cảnh quan môi trường “sáng- xanh - sạch - đẹp”, chất lượng đời sống của nhân dân được nâng cao hơn, góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền đưa huyện Việt Yên trở thành thị xã năm 2025.

Tin từ huyện Việt Yên

 

Huyện Yên Dũng phấn đấu gieo trồng hơn 1.700ha cây vụ đông đúng khung thời vụ

|
Views:
Font size: A- A A+
Theo kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2022- 2023, huyện Yên Dũng gieo trồng hơn 1.700 ha. Đến nay, nông dân trong huyện đang tập trung trồng và chăm sóc cây màu vụ đông, đảm bảo đúng khung thời vụ.

Trong 1.700ha diện tích một số cây vụ đông chính là 110 ha diện tích ngô, 360 ha khoai tây, 80 ha khoai lang, 15ha lạc… Còn lại phấn đấu gieo trồng hơn 600ha các cây rau màu khác có giá trị kinh tế cao như cà rốt, su hào, súp lơ, bắp cải…Huyện tiếp tục duy trì và mở rộng các mô hình sản xuất rau tập trung ứng dụng công nghệ cao tại các xã: Đồng Việt, Xuân Phú, Trí Yên, Cảnh Thụy, Tiến Dũng, Đức Giang và Tư Mại; 2 đến 3 mô hình phát triển sản xuất, mô hình thí điểm các loại rau màu, vật tư phân bón mới.

Ngoài các cơ chế chính sách và các đề án dự án Để duy khuyến khích bà con mở rộng diện tích sản xuất, UBND huyện tiếp tục thực hiện một số chính sát hỗ trợ sản xuất cây vụ đông  như: Hỗ trợ về tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ các HTX, hộ trợ hộ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện đầu tư hệ thống giá thể sạch để sản xuất.../.

Tin từ huyện Yên Dũng

Đảng bộ thành phố Bắc Giang xây dựng, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả

|
Views:
Font size: A- A A+
Xác định vai trò nêu gương, tính tiền phong gương mẫu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở là yếu tố quan trọng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, người đứng đầu các địa phương, đơn vị hằng năm đăng ký ít nhất 01 việc làm mới, thực hiện có hiệu quả gắn với chức năng nhiệm vụ được giao. Chỉ đạo mỗi đơn vị từ chi bộ cơ sở đăng ký 1- 2 việc làm mới, sáng tạo của cá nhân hoặc tập thể , đồng thời xây dựng, phát hiện, đăng ký nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội trong các lĩnh vực. Từ đó góp phần xây dựng Đảng bộ thành phố trong sạch vững mạnh, kinh tế-xã hội thành phố phát triển.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 16/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo kết luận số 01-KL/TW của Bộ chính trị khóa XIII. Ngay từ đầu năm 2022, Thành ủy Bắc Giang đã chỉ đạo đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thành phố, cán bộ chủ chốt phường, xã lựa chọn 1 đến 2 vấn đề còn hạn chế, yếu kém ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) để xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm, mang lại kết quả cụ thể, củng cố vững chắc niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đối với cán bộ, đảng viên khác đăng ký và tổ chức thực hiện có hiệu quả từ 1-2 việc “làm theo” Bác gắn với nhiệm vụ trọng tâm, chuyên môn của cơ quan, đơn vị được giao, đồng thời yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức xây dựng kế hoạch học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đăng ký thời gian thực hiện, báo cáo kết quả trong kỳ sinh hoạt chi bộ; cuối năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện với chi bộ, tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi công tác.

Mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa và không dùng tiền mặt của tuổi trẻ thành phố

Năm 2022 có 328 việc làm mới của tập thể và 470 của cá nhân. Đến tháng 9/2022 có 158 việc làm mới, sáng tạo của tập thể và 307 việc của cá nhân đã hoàn thành và có sản phẩm, cụ thể: Đảng bộ xã Dĩnh Trì với việc “Chỉ đạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại cánh đồng hoa và nông sản an toàn tập trung” đến nay đã triển khai thực hiện được 02 mô hình là Trồng đào ghép trên gốc đào cổ thụ với diện tích 1.080m2, kinh phí thực hiện 129 triệu đồng và trồng hoa layon trái vụ với diện tích 4.000m2, kinh phí thực hiện 232 triệu đồng…

Chi bộ Trung tâm Văn hóa, thông tin và Thể thao thành phố “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng Xương Giang; Đảng bộ Công an thành phố triển khai 16/16 phường, xã duy trì tốt việc công khai thủ tục hành chính, giải quyết đúng quy định 100% tin báo tố giác tội phạm, giải quyết các thủ tục trên cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 theo quy định và đặc biệt thường xuyên tổ chức lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân đối với lực lượng Công an cơ sở;100% các phường, xã xây dựng mới mô hình quần chúng làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT ở cơ sở… Thành đoàn Bắc Giang với mô hình tổ chức Liên hoan tự hào người cộng sản trẻ theo hình thức trực tuyến gắn với xây dựng hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới với 12 tiêu chí.

Hằng tháng, chỉ đạo điểm sinh hoạt chi đoàn tìm hiểu các cuốn sách về Bác Hồ. Xây dựng tủ sách Bác Hồ tại thư viện trường THPT Ngô Sĩ Liên; triển khai xây dựng 8 mô hình chợ dân sinh xanh - không dùng tiền mặt. Xây dựng công trình thanh niên làm theo lời bác "sóng và máy tính cho em" - tặng 50 thiết bị học trực tuyến kèm sim 4G trị giá 175 triệu đồng. Chỉ đạo 16 đoàn cơ sở, mỗi đơn vị đăng ký 01 phần việc sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực… Tiêu biểu như Công trình “Móc khoá cải cách thủ tục hành chính” của Đoàn xã Dĩnh Trì, móc khóa an ninh của Đoàn phường Thọ Xương; Công trình"Sân chơi thiếu nhi" Đoàn phường Thọ xương, Hoàng Văn Thụ, Đồng Sơn... Các nội dung đăng ký việc làm theo, việc làm mới được các chi bộ kiểm điểm, đánh giá định kỳ hằng tháng tại hội nghị sinh hoạt chi bộ; qua đó, chỉ rõ những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và đề ra các nhiệm vụ giải pháp để triển khai thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Nhiều chi bộ trực thuộc  Đảng ủy cơ sở duy trì thực hiện nghiêm túc sinh hoạt chi bộ theo quy định và tích cực phân tích những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (CB TDP số 3, ĐB phường Ngô Quyền, CB TDP Phú Mỹ, ĐB phường Dĩnh Kế, CB TDP Tiền Môn 2, ĐB phường Lê Lợi,…); nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, được nhân rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn thành phố.     

Việc đăng ký làm theo Bác của tập thể, cá nhân đã gắn với chức trách nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy Bắc Giang, UBND thành phố giao đã giúp mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, đặc biệt là người đứng đầu luôn xác định việc học tập và làm theo Bác là việc làm thường xuyên góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

 

Tin từ TP Bắc Giang

Những trầm tích văn hóa trên đỉnh non thiêng Hồ Bấc

|
Views:
Font size: A- A A+
Một sớm mùa thu năm 2022, chúng tôi theo chân những nhà khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang cùng băng rừng, vượt núi để lần đầu tiên đặt chân lên đỉnh Hồ Bấc.

Đây là ngọn núi trên dãy Huyền Đinh - Tây Yên Tử (sơn phận thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Hành trình leo núi này, không chỉ đơn thuần là cuộc thưởng ngoạn, tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên, mà chúng tôi còn được tìm hiểu về cuộc khai quật khảo cổ đang diễn ra tại đây, đó là cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hồ Bấc. Qua đợt khai quật khảo cổ này, là cơ sở để khẳng định những giá trị chân xác, nhằm củng cố, hoàn thiện Hồ sơ Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử -Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc, trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

 

Hành trình leo núi, băng rừng để lên đỉnh Hồ Bấc

Khu vực Thác Thùm Thùm (Khu Du lịch Sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam), là điểm xuất phát của hành trình leo núi, băng rừng, đã được báo trước là rất gian nan, vất vả. Từ đây, để lên được đỉnh Hồ Bấc (độ cao hơn 600m so với mực nước biển), có 02 con đường, đường thứ nhất đi theo đường mòn, được hình thành trên đỉnh các ngọn núi; đường thứ thứ 2 là men theo con suối, băng qua toàn bộ khu rừng già với nhiều dốc đá trơn trượt, có khoảng cách xa hơn con đường thứ nhất.  Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn con đường thứ nhất cho hành trình của mình. Cùng tham gia cuộc chinh phục đỉnh núi cao này, có hai người dân bản địa với nhiều kinh nghiệm đi rừng và là nhân công tại cuộc khai quật khảo cổ chùa Hồ Bấc, họ đã dẫn đường, chỉ lối và giải thích nhiều điều kỳ thú về vùng đất này.

Vượt qua những con dốc đầu tiên, cũng đồng nghĩa với việc tiến sâu dần vào những cánh rừng, đột nhiên hai người dẫn đường hô tạm dừng lại và đưa cho chúng tôi những chai nhựa chứa chất lỏng màu nâu đục, họ bảo hãy bôi nước này vào giầy, tất và ống quần. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, một anh dẫn đường giải thích: “Đây là rượu ngâm với thuốc lào để đề phòng vắt rừng từ mặt đất có thể nhảy lên, bám chặt vào chân hút máu…”. Chưa hết rùng mình khi nghe về loài sinh vật hút máu người này, chúng tôi lại được cảnh báo: “Khi dừng chân, hãy đứng trên những phiến đá cao, không thì lập tức sẽ bị vắt cắn; do đêm qua trời mưa nên càng nhiều vắt xuất hiện …”. Nghe theo những lời chỉ dẫn, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình vượt rất nhiều dốc cao, dốc dài, có thể thấy trên cả chặng đường chúng tôi phải vượt qua dốc nối dốc gần như liên tục. Sau hơn hai tiếng vượt dốc, băng rừng, nhãng quên đi sự sợ hãi bị vắt cắn để thư thái lắng nghe tiếng chim hót giữa đại ngàn mây núi, hít hà sự ngát hương của những đóa hoa rừng, chúng tôi cũng đã đặt chân tới đỉnh núi Hồ Bấc.

Tiếp cận những bằng chứng lịch sử về ngôi cổ tự

Ông Thân Văn Tiệp, Chủ trì khai quật (thứ hai từ phải sang) giới thiệu về một cấp nền tại khu vực khai quật chùa Hồ Bấc

Từ thời Trần (thế kỷ XIII- XIV), ở hầu hết các núi trên cánh cung Đông Triều mà Yên Tử là tâm điểm đều được Pháp Loa -đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cho xây dựng chùa, am, Thiền viện. Bên sườn Tây Yên Tử, địa phận tỉnh Bắc Giang ngày nay, nhiều ngôi chùa cũng được xây cất trong giai đoạn này. Theo lời kể của nhân dân địa phương, khi xưa chùa Hồ Bấc có kết cấu cột gỗ. Trong những ngày lễ tiết, người dân xã Thanh Mai (Chí Linh, Hải Dương )và người dân bản địa đều đến chùa Hồ Bấc thắp hương hành lễ. Trải qua thời gian, ngôi chùa xưa không còn nữa. Khoảng20 năm trước, người dân đã quyên góp dựng một ngôi chùa nhỏ vách đất, lợp ngói Proximang để làm nơi thờ tự. Năm 1998, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã bước đầu khảo sát di tích này và thu được nhiều tư liệu quan trọng. Năm 2012, Bộ VHTTDL cho phép Sở VHTTDL Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành thăm dò khai quật khảo cổ tại di tích chùa Hồ Bấc. Kết quả cho thấy, chùa Hồ Bấc chỉ còn là một phế tích nhưng những gì còn lại cũng đủ để chứng minh di tích này xưa kia có một quy mô xây dựng rộng lớn với kiến trúc đồ sộ trên tổng thể diện tích khoảng 5.000m2.

Nối tiếp những kết quả khảo sát, khai quật từ những giai đoạn trước đây, đến năm 2022, Bộ VHTTDL tiếp tục cho phép Sở VHTTDL Bắc Giang phối hợp với Viện khảo cổ học tổ chức khai quật tại địa điểm chùa Hồ Bấc, mà chúng tôi được tận mắt chứng kiến trong hành trình leo núi, băng rừng này. Cùng đứng trong không gian của các hố khai quật có tổng diện tích 200m2, anh Thân Văn Tiệp, Chủ trì khai quật nói với chúng tôi: “Tổng thể khu vực chùa Hồ Bấc tọa lạc có địa hình hiểm trở, xung quanh có nhiều vực sâu, núi cao bao bọc và hồ nước ở phía dưới, tạo không gian thoáng đãng. Do có độ dốc lớn nên xung quanh được kè các cấp nền đá, tạo ra những bức tường đá kéo dài từ phía Đông sang phía Đông Nam nhằm mục đích chống sạt lở cho khu vực trên đỉnh. Cụ thể, địa hình bao gồm 4 cấp nền, trong đó cấp nền 3 là cấp nền có diện tích rộng hơn cả, bao bọc xung quanh là lớp đá phiến được kè xếp theo lối ta-luy; các kè đá được xây xếp vuông vức tạo thế vững chắc cho cấp nền trên cùng và tại cấp nền trên cùng, người dân địa phương đã lắp ghép ngôi chùa tạm bằng khung thép, mái tôn trên diện tích 50m2”.

Các chân cột tại khu vực khai quật chùa Hồ Bấc

Tiếp tục tìm hiểu về cuộc khai quật này, được biết: Các hố khai quật được mở trên phần lớn diện tích cấp nền trên cùng và khu vực phía Bắc cấp nền ba. Tại cấp nền trên cùng là khu vực dự đoán các kiến trúc chính của chùa Hồ Bấc tọa lạc. Sau khi làm sạch mặt bằng toàn bộ khu vực khai quật và đào bóc lớp đất mặt dày từ 7cm - 12cm, đã làm xuất lộ lớp đầm nền trên toàn bộ khu vực cấp nền trên cùng và nửa cuối phía Bắc hố khai quật. Đặc điểm của lớp đầm bao gồm hai thành phần chính là đá núi đầm lẫn với đất sét nâu vàng có độ kết dính cao, ngoài ra còn lẫn nhiều mảnh vật liệu kiến trúc gạch, ngói vỡ vụn. Sau khi làm rõ được lớp đầm nền này, đoàn khai quật tiến hành đào cắt tại 2 vị trí lớp đầm nền để xác định lớp văn hóa tiếp theo.

Tại hố cắt ở góc Tây Bắc cấp nền ba, xuất lộ rất nhiều di vật bao gồm đồ sành, mảnh ngói vỡ vụn nằm lẫn với đất màu xám, toàn bộ di vật này đều có niên đại thời Trần (thế kỷ XIII - XIV). Kết quả này, bước đầu đã xác định được thời điểm xây dựng và quá trình tồn tại của chùa Hồ Bấc, mang đến những đóng góp mới cho nhận thức về khu vực Tây Yên Tử trong lịch sử; cung cấp những tư liệu chân xác, bù đắp những thiếu hụt về tư liệu, giúp làm rõ diễn biến hình thành và tồn tại của địa điểm chùa Hồ Bấc, góp phần làm rõ cấu trúc, quy mô, sự biến chuyển của chùa Hồ Bấc qua các thời kỳ lịch sử.

Tổng thể khu vực khai quật chùa Hồ Bấc

Căn cứ vào diễn biến địa tầng và hệ thống di vật thu được tại đợt khai quật này, cho thấy chùa Hồ Bấc đã được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ XIII - XIV), trải qua thời gian đến thời Lê trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII) được tiến hành một đợt trùng tu tôn tạo lớn và tiếp tục tồn tại đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Kết quả cuộc khai quật cũng cho thấy, do những tác động của tự nhiên, cùng sự tác động của những đợt xây dựng, tôn tạo lại chùa Hồ Bấc, đã làm cho dấu vết kiến trúc thời Trần dần biến mất, do vậy việc xác định quy mô, cấu trúc mặt bằng của chùa Hồ Bấc vào thời Trần trở nên khó khăn. Từ đó, các nhà khảo cổ cũng có nhận định: Sau thời Trần, khu vực chùa Hồ Bấc có thể hoàn toàn bị bỏ hoang và cho đến thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII), tại đây dường như diễn ra một cuộc xây dựng, trùng tu tôn tạo lớn về quy mô, cấu trúc của chùa. Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến cho dấu tích thời Trần của chùa Hồ Bấc tại cấp nền trên cùng  bị phá hủy hoàn toàn. Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX), chùa Hồ Bấc vẫn tồn tại với cấu trúc và mặt bằng hình chữ nhị như giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII.

Từ những cứ liệu lịch sử mang tính chân xác cao, có thể thấy chùa Hồ Bấc có vị trí rất quan trọng trên hệ thống Huyền Đinh - Yên Tử. Đây được coi là điểm trung chuyển của 2 tuyến đường hành hương lên đỉnh Yên Tử: Tuyến đường phía Tây đi từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang) lên và tuyến đường phía Đông đi từ chùa Thanh Mai (Chí Linh, Hải Dương) sang. Cả 2 tuyến này đều gặp nhau ở chùa Hồ Bấc, điều đó cũng cho thấy, trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là thời Trần, chùa Hồ Bấc đảm đương vị trí quan trọng bậc nhất trong tổng thể hệ thống các chùa thời Trần trên dãy Yên Tử. Do vậy, việc khai quật, nghiên cứu tổng thể chùa Hồ Bấc sẽ cung cấp các tư liệu khách quan, toàn diện, làm cơ sở để đánh giá tổng thể về giá trị lịch sử - văn hóa của di tích đặt trong bối cảnh sự hình thành và phát triển của hệ thống di tích Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

Tin từ Sở Văn hoá, TT&DL

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 7,487
Total visited in day: 10
Total visited in Week: 2,901
Total visited in month: 968
Total visited in year: 48,140
Total visited: 701,120