Câu hỏi : Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Nội dung: Những hành vi vi phạm an toàn thực phẩm nào sẽ bị xử phạt hành chính? Hình thức xử phạt? Biện pháp khắc phục hậu quả?
Người gửi: Trương Hải Anh
Trả lời của: BBT
Nội dungNội dung: Ảnh minh họa: BGP/Nguyễn An Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì những vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm gồm: - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu; - Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về thú y, thủy sản, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, lao động và các lĩnh vực khác thì được xử phạt vi phạm hành chính theo các Nghị định đó. * Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 3, 4 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP) - Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này. - Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. + Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: + Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm; + Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm; c) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định; + Buộc tiêu hủy giấy tờ giả; + Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Các câu hỏi khác

Gửi câu hỏi Gửi câu hỏi

Lưu ý: Điền đầy đủ thông tin câu hỏi để phục vụ tra cứu
Họ tên*
SĐT
Tiêu đề
Đính kèm*
Danh mục
Nội dung câu hỏi*
Xác nhận
Chữ để nhận dạng Refresh CAPTCHA Refresh CAPTCHA

Camera giao thông Camera giao thông

Không tìm thấy video nào
Danh sách chuyên mục tạm thời không có.