Mùa mật mía Hiệp Hòa

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+

(BGĐT) - Khắp con đường dẫn tới thôn Lạc Yên 2, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa có  mùi thơm đặc trưng tỏa ra từ những căn bếp hồng của mỗi gia đình đang tất bận nấu mật mía dịp Tết tạo nét đặc trưng riêng.

 

 

Cứ vào những tháng giáp Tết, lò nấu mật mía của gia đình ông Nguyễn Văn Hoành, thôn Lạc Yên 2, xã Hoàng Vân lại đỏ lửa cả ngày, đêm.

Cứ vào những tháng giáp Tết, lò nấu mật mía của gia đình ông Nguyễn Văn Hoành, thôn Lạc Yên 2, xã Hoàng Vân lại đỏ lửa cả ngày, đêm.

Theo kinh nghiệm gần 20 năm nấu mật, ông Hoành cho biết "để sản xuất mật mía, nguyên liệu duy nhất là mía. Khi mía đã "chín", đủ độ đường được chặt bỏ ngọn và gốc, sau đó đưa về lò ép mật".

Những tháng Tết, ông Hoành thuê thêm từ 2-3 nhân công để ép mía, nấu mật.

Những tháng Tết, ông Hoành thuê thêm từ 2-3 nhân công để ép mía, nấu mật.

Nước mía sau khi qua thùng lắng cặn sẽ được cho vào vạc đun sôi.

Nước mía sau khi qua thùng lắng cặn sẽ được cho vào vạc đun sôi.

Công đoạn nấu mật là quan trọng nhất, quyết định chất lượng của một mẻ mật mía. 

Công đoạn nấu mật là quan trọng nhất, quyết định chất lượng của một mẻ mật mía. 

Nước mía được đun cho đến khi sánh và cô lại thành mật. Công đoạn này phải mất từ 4-5 tiếng đồng hồ.

Nước mía được đun cho đến khi sánh và cô lại thành mật. Công đoạn này phải mất từ 4-5 tiếng đồng hồ.

Khi nấu mật mía, người nấu giữ lửa trong lò luôn ổn định, nếu lửa quá lớn làm cho mật bị cháy, lửa non sẽ mất thời gian, mật không ngon.

Khi nấu mật mía, người nấu giữ lửa trong lò luôn ổn định, nếu lửa quá lớn làm cho mật bị cháy, lửa non sẽ mất thời gian, mật không ngon.

Lá mía khô và bã mía được dùng để làm nguyên liệu đốt lò.

Lá mía khô và bã mía được dùng để làm nguyên liệu đốt lò.

Mật đặc quánh, vị ngọt dịu và tan chảy khi nếm thử. Mỗi dịp cuối năm gia đình ông Hoành nấu 6 - 7 tạ mật nhưng vẫn không đủ bán.

Mật đặc quánh, vị ngọt dịu và tan chảy khi nếm thử. Mỗi dịp cuối năm gia đình ông Hoành nấu 6 - 7 tạ mật nhưng vẫn không đủ bán.


Dịp này, nhiều gia đình trồng mía bắt đầu thu hoạch, cũng là lúc các bếp đỏ lửa làm mật ngọt. Hơn 1 sào mía đường của gia đình bà Nguyễn Thị Hiển, thôn Lạc Yên 2 đang vào vụ thu hoạch, dự kiến gia đình sẽ nấu hơn 2 tạ mật mía để dùng và bán.

Dịp này, nhiều gia đình trồng mía bắt đầu thu hoạch, cũng là lúc các bếp đỏ lửa làm mật ngọt. Hơn 1 sào mía đường của gia đình bà Nguyễn Thị Hiển, thôn Lạc Yên 2 đang vào vụ thu hoạch, dự kiến gia đình sẽ nấu hơn 2 tạ mật mía để dùng và bán.

Hầu hết diện tích mía được trồng tại địa phương được dùng để nấu mật. Không chỉ thôn Lạc Yên 2, xã Hoàng Vân mà xã Hoàng An cũng có lò nấu mật mía. Ngoài những lò nấu mật lớn thì nhiều hộ tự sắm máy ép nước mía, nấu mật để dùng và đem bán tại các chợ.

Hầu hết diện tích mía được trồng tại địa phương được dùng để nấu mật. Không chỉ thôn Lạc Yên 2, xã Hoàng Vân mà xã Hoàng An cũng có lò nấu mật mía. Ngoài những lò nấu mật lớn thì nhiều hộ tự sắm máy ép nước mía, nấu mật để dùng và đem bán tại các chợ.

Năm nay, mật mía được bán với giá 40 nghìn đồng/kg, cao hơn năm trước.

Năm nay, mật mía được bán với giá 40 nghìn đồng/kg, cao hơn năm trước.

Mật mía là thứ quà quê thơm, ngọt, có hương vị đặc trưng riêng tại vùng quê Hiệp Hòa. 

Mật mía là thứ quà quê thơm, ngọt, có hương vị đặc trưng riêng tại vùng quê Hiệp Hòa. 

Mật mía ngoài sử dụng làm nguyên liệu chế biến các món ăn còn dùng để chấm khi ăn món bánh tro Hoàng Vân đậm đà hương vị Tết.

Mật mía ngoài sử dụng làm nguyên liệu chế biến các món ăn còn dùng để chấm khi ăn món bánh tro Hoàng Vân đậm đà hương vị Tết.

 

Theo Báo Bắc Giang

video hoạt động video hoạt động

Hỏi đáp pháp luật Hỏi đáp pháp luật

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,809
Tổng số trong ngày: 280
Tổng số trong tuần: 1,176
Tổng số trong tháng: 10,226
Tổng số trong năm: 41,263
Tổng số truy cập: 694,243